Khiếm thực

Khiếm thực

  • Dùng hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Khiếm thực

TÍNH VỊ

  • Vị ngọt, chát ; tính bình.

QUY KINH

  • Vào kinh tỳ, thận.

CÔNG NĂNG

  • Ích thận, cố tinh, bổ tỳ, trừ thấp, ngừng tiêu chảy, ngừng đới hạ.

CHỦ TRỊ

  • Dùng trong trường hợp thận hư dẫn đến di tinh, hoạt tinh, mộng tinh, tiểu tiện không cầm lại được, bạch đới (có thể dùng bài Thuỷ lục nhị tiên đơn).
  • Kiện tỳ cầm ỉa chảy; đặc biệt với trẻ em tỳ hư, tiêu hoá không tốt, ỉa chảy không ngừng (có thể dùng Khiếm thực 12g, Hoài sơn, Phục linh, Ý dĩ mỗi thứ 12g, Bạch truật 8g, Trạch tả, Thần khúc mỗi thứ 8g, Cam thảo 4g).

LIỀU DÙNG

  • 12 – 20g/ngày.

KIÊNG KỴ

  • Những người đại tiện táo bón, tiểu tiện bí không nên dùng.

CHÚ Ý

  • Ở nước ta còn dùng củ súng để thay cho vị Khiếm thực gọi là Khiếm thực nam.
  • Củ súng có vị đắng, chát, tính mát; cũng có tác dụng bổ tỳ, ích thận, cố tinh; cũng dùng để chữa di mộng tinh (có thể dùng 1kg bột khiếm thực, 2kg kim anh tử nấu thành cao, làm thành hoàn; mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần).