Thành phần
- Hoắc hương
- Cát cánh 8 – 12g
- Phục linh 8 – 12g
- Hậu phác (Khương chế) 6 – 10g
- Tô diệp 8 – 12g
- Bạch truật 8 – 12g
- Bán hạ khúc 8 – 12g
- Bạch chỉ 8 – 12g
- Đại phúc bì 8 – 12g
- Trần bì 6 – 12g
- Chích thảo 4g
Cách chế và dùng
- Tán bột mịn, mỗi lần uống 6 – 12g với nước Gừng và Đại táo
Đại táo Bộ phận dùng • Quả chín Tính vị quy kinh • Ngọt, bình (ôn) - Tỳ vị Công năng chủ trị • Bổ tỳ nhuận phế, sinh tân • Chữa tỳ hư sinh tiết tả, phế hư sinh ho, miệng khô khát nước • Điều vị: làm hoà hoãn các vị thuốc có tác dụng mạnh • Hoà hoãn cơn đau: đau dạ dày, đau ngực sườn, mình mẩy. . . Liều dùng - cách dùng • 5 - 10quả (8 - 12g)/24h sắc, rượu Kiêng kỵ • Đau răng, đờm nhiệt, trung mãn không dùng... More. Có thể dùng thuốc thang.
Tác dụng
- Giải biểu, hòa trung, lý khí hóa thấp.
Giải thích bài thuốc
- Hoắc hương tác dụng phương hương hóa thấp, lý khí hòa trung kiêm giải biểu là chủ dược.
- Tô diệp, Bạch chỉ: giải biểu, tán hàn, hóa thấp.
- Hậu phác, Đại phúc bì: trừ thấp, tiêu trệ.
- Bán hạ khúc, Trần bì: lý khí hòa vị, giáng nghịch, chỉ ẩu.
- Cát cánh: tuyên phế, thông lợi thấp trệ.
- Linh, Truật, Thảo, Táo: ích khí kiện tỳ, giúp vận hóa, lợi thấp.
Tác dụng lâm sàng
- Là bài thuốc được dùng trong trường hợp ngoại cảm, sốt sợ rét, đau đầu, bụng ngực đầy tức đau kèm theo nôn tiêu chảy.
- Trên lâm sàng thường dùng chữa bệnh viêm đường ruột cấp có triệu chứng biểu hàn nội thấp. Trường hợp làm thuốc thang sắc uống, nếu chứng biểu nặng gia Tô diệp để sơ tán biểu phong, trường hợp thực tích bụng đầy tức bỏ Táo, Cam thảo
Cam thảo Bộ phận dùng • Rễ của cây cam thảo bắc Tính vị quy kinh • Ngọt, bình - 12 kinh Công năng chủ trị • Bổ tỳ, nhuận phế, giải độc, điều vị • Dùng sống: Giải độc, điều vị (dẫn thuốc, giảm độc, làm ngọt thuốc) dùng chữa ho viêm họng, mụn nhọt, điều vị, giải ngộ độc phụ tử. • Nướng, tẩm mật sao gọi là trích cam thảo: bổ tỳ, nhuận phế dùng chữa tỳ hư mà ỉa chảy, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. • Tây y dùng chữa viêm loét... More, Thần khúc, Kê nội kim để tiêu thực, nếu thấp nặng, Mộc thông, Trạch tả để lợi thấp.