ĐẦU KHIẾU ÂM

Tên Huyệt:

Khiếu = ngũ quan, thất khiếu. Huyệt có tác dụng trị bệnh ở đầu, tai, mắt, họng, các bệnh ở các khiếu ở đầu, vì vậy gọi là Đầu Khiếu Âm (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Chẩm Cốt, Khiếu Âm.

Xuất Xứ:

Tư Sinh Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 11 của kinh Đởm.

+ Huyệt hội với kinh Túc Thái Dương và Thủ Thiếu Dương.

Vị Trí:

Tại trung điểm của đoạn nối hai huyệt Phù BạchHoàn Cốt, vùng cơ tai sau, cơ chẩm.

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ tai sau, cơ chẩm, đường khớp xương thái dương chẩm.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mặt và nhánh của dây thần kinh chẩm lớn.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.

Chủ Trị:

Trị đầu đau, gáy đau, tai ù, điếc.

Châm Cứu:

Châm xiên dưới da 0, 3 – 0, 5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng, Ôn cứu 3 – 5 phút.