ĐỚI MẠCH

Tên Huyệt:

Huyệt nằm ở trên đường vận hành của mạch Đới (ở ngang thắt lưng), vì vậy gọi là Đái Mạch.

Tên Khác:

Đới Mạch.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Điên Cuồng’ (LKhu.22).

Đặc Tính:

Huyệt thứ 26 của kinh Đởm.

+ Huyệt giao hội với Mạch Đới

+ Huyệt trở nên mẫn cảm (ấn đau) với người bị huyết trắng (đới hạ) kinh niên.

Vị Trí:

Tại trung điểm của đầu xương sườn thứ 11 và 12, ngang với rốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ chéo to, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, mạc ngang, phúc mạc, Đại trường hoặc Thận.

Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.

Tác Dụng:

Điều Đới Mạch, tư Can Thận, lý hạ tiêu, lợi thấp nhiệt.

Chủ Trị:

Trị lưng và thắt lưng đau, thần kinh gian sườn đau, bàng quang viêm, màng trong tử cung viêm, kinh nguyệt rối loạn, bạch đớùi.

Châm Cứu:

Châm thẳng 0, 5 – 1 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.