HỢP CỐC

Tên Huyệt:

Huyệt ở vùng hổ khẩu, có hình dạng giống như chỗ gặp nhau (hợp) của miệng hang (cốc), vì vậy gọi là Hợp Cốc, Hổ Khẩu.

Tên Khác:

Hổ Khẩu.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 4 của kinh Đại Trường.

+ Nguyên huyệt, huyệt hấp thu, châm trong rối loạn mạch Lạc Đại Trường, rối loạn Kinh Cân Đại Trường (khi đau và co thắt).

+ 1 trong Lục Tổng Huyệt trị vùng mắt, đầu, miệng.

Vị Trí:

(a) Ở bờ ngoài, giữa xương bàn ngón 2.

(b) Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.

(c) Ngón tay cái và ngón tay trỏ xòe rộng, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia để vào chỗ da nối ngón trỏ và ngón cái (hổ khẩu tay này, đặt áp đầu ngón cái lên mu bàn tay giữa 2 xương bàn 1 và 2), đầu ngón tay ở đâu, nơi đó là huyệt, ấn vào có cảm giác ê tức.

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ gian cốt mu tay, bờ trên cơ khép ngón tay cái, bờ trong gân cơ duỗi dài ngón tay cái.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ và dây thần kinh tay quay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6-C7.

Tác Dụng:

Trấn thống, thanh tiết Phế khí, thông giáng Trường Vị, phát biểu, giải nhiệt, khu phong.

Chủ Trị:

Trị ngón tay đau, ngón tay tê, bàn tay liệt, cánh tay liệt, đầu đau, răng đau, liệt mặt, amygdale viêm, khớp hàm dưới viêm, mắt đau, cảm cúm, sốt, bướu giáp đơn thuần, làm co bóp tử cung.

Châm Cứu:

Châm thẳng 0, 5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

Ghi Chú: Có thai không châm.

Tham Khảo:

(“Dư nhiệt chưa dứt, trước tiên châm Khúc Trì, rồi đến Túc Tam Lý và Hợp Cốc, 2 huyệt này trừ dư nhiệt rất hay” (Châm Cứu Tụ Anh).

(“Bệnh đầu, mặt, tai, mắt, mũi, miệng: lấy Khúc Trì + Hợp Cốc làm chính”(Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).

( “Không mồ hôi càng nên bổ huyệt Hợp Cốc, tả huyệt Phục Lưu, tất cả cùng châm. Nếu mồ hôi chảy nhiều không cầm: Hợp Cốc thu bổ hiệu quả như thần” (Lan Giang Phú).