Tên Huyệt:
Đoài theo Kinh Dịch có nghĩa là cửa (môn), miệng (khẩu), ví như cái đình. Huyệt ở phía trong (nội) so với huyệt Lệ ĐoàiTên Huyệt: Lệ ở đây hiểu là đá mài hoặc phần trên cao; Đoài ý chỉ đỉnh thẳng. Huyệt ở thẳng phần trên ngón chân vì vậy gọi là Lệ Đoài (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Thần Thượng Đoan, Tráng Cốt. Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2). Đặc Tính: + Huyệt thứ 45 của kinh Vị. + Huyệt Tỉnh, thuộc hành Kim. + Huyệt Tả của kinh Vị. + Do huyệt Kim sinh Thuỷ nên được dùng trong bệnh nhiệt bốc lên phần trên thân thể. Huyệt này có tác dụng dẫn nhiệt xuống phần dưới cơ thể. Vị... More, vì vậy gọi là Nội ĐìnhTên Huyệt: Đoài theo Kinh Dịch có nghĩa là cửa (môn), miệng (khẩu), ví như cái đình. Huyệt ở phía trong (nội) so với huyệt Lệ Đoài, vì vậy gọi là Nội Đình (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy). Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2) Đặc Tính: + Huyệt thứ 44 của kinh Vị. + Huyệt Vinh, thuộc hành Thuỷ. + Có tác dụng giảm nhiệt trong bệnh do thấp nhiệt. Vị Trí: Nơi nối thân với đầu sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữa kẽ ngón chân thứ 2 và thứ 3. Giải Phẫu:... More (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
Xuất Xứ:
Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2)
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 44 của kinh Vị.
+ Huyệt Vinh, thuộc hành Thuỷ.
+ Có tác dụng giảm nhiệt trong bệnh do thấp nhiệt.
Vị Trí:
Nơi nối thân với đầu sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữa kẽ ngón chân thứ 2 và thứ 3.
Giải Phẫu:
Dưới da là khe giữa các gân duỗi ngón 2 và 3 của cơ duỗi dài và cơ duỗi ngắn các ngón chân, cơ gian cốt mu chân 2, khe giữa xương đốt 1 ngón chân 2 và 3.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy trước và nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác Dụng:
Thông giáng Vị khí, thanh Vị, tiết nhiệt, lý khí, trấn thống, hòa trường, hóa trệ.
Chủ Trị:
Trị dạ dày đau, đầu đau, răng đau, ruột viêm, amiđan viêm.
Châm Cứu:
Châm thẳng hoặc xiêm 0, 3 – 0, 5 thốn, cứu 3 – 5 tráng, ôn cứu 5 – 10 phút .