Thành phần
- Hoàng cầm 12g
- Hoàng liên 8g
- Chích thảo 4g
- Cát căn 20g
Cách dùng
- Sắc nước uống.
Tác dụng
- Giải biểu, thanh nhiệt.
Giải thích bài thuốc
- Cát căn vừa có tác dụng giải biểu, vừa có tác dụng kiện tỳ khí, chữa lỵ, tiêu chảy.
- Hoàng cầm, Hoàng liên: thanh nhiệt ở đại tràng, tính vị đắng, hàn có tác dụng táo thấp, trị cả lỵ.
- Cam thảoCam thảo Bộ phận dùng • Rễ của cây cam thảo bắc Tính vị quy kinh • Ngọt, bình - 12 kinh Công năng chủ trị • Bổ tỳ, nhuận phế, giải độc, điều vị • Dùng sống: Giải độc, điều vị (dẫn thuốc, giảm độc, làm ngọt thuốc) dùng chữa ho viêm họng, mụn nhọt, điều vị, giải ngộ độc phụ tử. • Nướng, tẩm mật sao gọi là trích cam thảo: bổ tỳ, nhuận phế dùng chữa tỳ hư mà ỉa chảy, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. • Tây y dùng chữa viêm loét... More: kiện tỳ hòa trung, điều hòa các vị thuốc.
- Các vị thuốc hợp thành bài thuốc chữa tả lỵ cấp có sốt.
Ứng dụng lâm sàng
Bài thuốc thường dùng chữa chứng tả lỵ mới mắc còn biểu chứng.
- Trường hợp bệnh nhân nôn, gia Bán hạ, Gừng tươi cầm nôn; có kiêm thực tích gia Sơn tra, Thần khúc, Mạch nha để tiêu tích; bụng đau gia Mộc hương để hành khí chỉ thống. Cũng có thể dùng bài thuốc chữa chứng tả lỵ, sốt mà không có biểu chứng.
- Đối với viêm ruột cấp, sốt, tiêu chảy, khát, rêu lưỡi vàng, mạch sác, gia Kim ngân hoa, Xa tiền tử, Râu ngô, Trạch tả để tăng tác dụng thanh nhiệt trừ thấp.
- Đối với chứng lỵ cấp, bụng đau, phân có máu mũi, mót rặn, sốt, rêu lưỡi vàng, mạch sác gia Kim ngân hoa, Lá mơ lông, Chỉ xác để điều khí thanh nhiệt.
Chú ý
- Không dùng đối với chứng tả lỵ thuộc chứng hư.
- Về lâm sàng có tác giả báo cáo dùng thuốc chữa bệnh thương hàn thời kỳ đầu có kết quả tốt.