Thành phần
- Đào nhân 12 – 16g
- Quế chi 4 – 8g
- Mang tiêu 4 – 8g
- Đại hoàng 6 – 12g
- Chích thảo 4 – 8g
Cách dùng
- Sắc nước uống, 1 thang chia 3 lần trong ngày
Tác dụng
- Hoạt huyết, trục ứ
Giải thích bài thuốc
- Bài thuốc này chủ yếu trị chứng huyết ứ súc kết ở hạ tiêu, triệu chứng thường thấy là bụng dưới đầy đau, đại tiện phân sắc đen mà tiểu tiện bình thường
- Đào nhân: hoạt huyết, phá ứ là chủ dược
- Đại hoàng: thanh nhiệt tiêu tích qua đường đại tiện (công hạ)
- Quế chi: thông huyết mạch
- Mang tiêu: nhuyễn kiên, tán kết phối hợp với Đào nhân, Đại hoàng có tác dụng công hạ
- Chích thảo: điều hòa các vị thuốc
Ứng dụng lâm sàng
- Bài thuốc này chủ yếu trị chứng huyết ứ nội kết ở hạ tiêu, hoặc sau tổn thương do ngã va chạm gây nên huyết ứ bên trong, đại tiện táo bón phân đen, bụng dưới đau nhói, mồm khát, phát sốt, mạch sác, gia Xích thược, Tam thất để tăng cường hoạt huyết, khu ứ
- Bài thuốc dùng chữa chứng đau kinh, kinh nguyệt không đều có thể gia thêm Đương quyĐương quy Bộ phận dùng • Rễ (củ) • Cả rễ chính, rễ phụ gọi là toàn quy • Rễ chính và cổ rễ gọi là quy đầu • Rễ phụ lớn gọi là quy thân (quy thoái) • Rễ phụ nhỏ gọi là quy vĩ Tính vị quy kinh • Ngọt cay, ấm – Tâm, can, tỳ Công năng chủ trị • Bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết • Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh (là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ) • Chữa thiếu máu, các bệnh thai tiền sản hậu • Chữa... More, Hồng hoa, Hương phụ chế để điều kinh hoạt huyết
- Trường hợp sau khi đẻ bụng dưới đau nhói gia Bồ hoàng, Ngũ linh chi để hoạt huyết giảm đau
- Trường hợp chảy máu cam hoặc nôn ra máu đen (nhiệt lộng huyết hành) ngực tức khó chịu, gia Sinh địaSinh địa (Địa hoàng) • Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch họ Hoa mõm chó – Scrophulariaceae Bộ phận dùng • Thân rễ (củ) Tính vị quy kinh • Ngọt, đắng, hàn • Tâm, can, thận, tiểu trường Công năng chủ trị • Lương huyết, giải độc, điều kinh, an thai. • Chữa sốt cao kéo dài mất tân dịch, sốt cao gây chảy máu. • Trị mụn nhọt, viêm họng, viêm amidan. • Chữa kinh nguyệt không đều, động thai do sốt nhiễm khuẩn (thai nhiệt) • Chữa ho do phế âm hư, táo bón do mất tân dịch, khát nước... More, Mao căn, Nhọ nồi để lương huyết chỉ huyết, có thể dùng bài này trong trường hợp phụ nữ sau khi đẻ sót nhau, thai ở tử cung xuất huyết khó cầm
- Có báo cáo lâm sàng dùng bài thuốc này kết hợp bài “Mẫu đơn bìMẫu đơn bì (Đơn bì, đan bì) – Trung quốc • Paeonia suffruticosa Andr. , họ Hoàng liên - Ranunculaceae. Bộ phận dùng • Vỏ rễ của cây hoa mẫu đơn (Mộc thược dược, hoa vương, phấn đơn bì) Tính vị quy kinh • Cay, đắng, hàn • Tâm, can, thận Công năng chủ trị • Lương huyết, hoạt huyết • Dùng sống: Sốt cao phát cuồng, sốt phát ban, đau đầu, đau lưng đau do sang chấn • Tẩm rượu sao: Trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, một số bệnh sau sinh đẻ (hậu sản) • Sao cháy:... More thang” gồm: Quy vĩ, Xích thược, Đơn bì, Diên hồ sách, Nhục quế, Xuyên Ngưu tất, Tam lăng, Nga truật, Hương phụ, Cam thảoCam thảo Bộ phận dùng • Rễ của cây cam thảo bắc Tính vị quy kinh • Ngọt, bình - 12 kinh Công năng chủ trị • Bổ tỳ, nhuận phế, giải độc, điều vị • Dùng sống: Giải độc, điều vị (dẫn thuốc, giảm độc, làm ngọt thuốc) dùng chữa ho viêm họng, mụn nhọt, điều vị, giải ngộ độc phụ tử. • Nướng, tẩm mật sao gọi là trích cam thảo: bổ tỳ, nhuận phế dùng chữa tỳ hư mà ỉa chảy, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. • Tây y dùng chữa viêm loét... More. Trị có thai ngoài tử cung có kết quả tốt
Phụ phương
HẠ Ứ HUYẾT THANG
- Đại hoàng 8 – 12g
- Đào nhân 8 – 12g
Cách dùng
- Sắc nước uống với rượu
Tác dụng
- Công hạ huyết ứ
Chủ trị
HẠ Ứ HUYẾT THANG
- Chứng phụ nữ đau do huyết ứ nội kết sau lúc đẻ hoặc tắt kinh