Tên Huyệt:
Huyệt là Đại Lạc của Tỳ, thống lãnh các kinh Âm Dương. Vì Tỳ rót khí vào ngũ tạng, tưc chi, do đó, gọi là Đại BaoTên Huyệt: Huyệt là Đại Lạc của Tỳ, thống lãnh các kinh Âm Dương. Vì Tỳ rót khí vào ngũ tạng, tưc chi, do đó, gọi là Đại Bao (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Đại Bào. Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10). Đặc Tính: + Huyệt thứ 21 của kinh Tỳ. + Huyệt Đại Lạc, huyệt quan trọng, nơi xuất phát rất nhiều nhánh về phía trước và cạnh ngực, những nhánh này liên lạc với tất cả các Lạc Dọc của các kinh Chính. - Theo thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10): Những nhánh của Đại Lạc này dùng để... More (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Đại Bào.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 21 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Đại Lạc, huyệt quan trọng, nơi xuất phát rất nhiều nhánh về phía trước và cạnh ngực, những nhánh này liên lạc với tất cả các Lạc Dọc của các kinh Chính.
– Theo thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10): Những nhánh của Đại Lạc này dùng để cung cấp tân dịch từ Vị tới tất cả các phần của cơ thể. Nếu Đại Lạc thực thì tất cả các khớp đều lỏng lẻo, phải châm bổ.
Vị Trí:
Tại điểm gặp nhau của đường nách giữa và bờ trên xương sườn 6, hoặc dưới ổ nách 6 thốn, dưới huyệt Uyên DịchTên Huyệt: Huyệt ở chỗ lõm (uyên) ở dưới nách (dịch) vì vậy gọi là Uyên Dịch. Tên Khác: Dịch Môn, Tuyền Dịch. Xuất Xứ: Thiên ‘Ung Thư’ (LKhu.81). Đặc Tính: + Huyệt thứ 22 của kinh Đởm. + Huyệt giao hội 3 kinh Cân Âm ở tay, nơi nhập của kinh Biệt Tâm, Phế, Tâm bào. Vị Trí: Dưới nếp nách trước 3 thốn, ở khoảng gian sườn 4, bờ trước cơ lưng to. Giải Phẫu: Dưới da là bờ trước cơ lưng to, cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 4, phổi. Thần kinh vận động cơ... More (Đ.22) 3 thốn, nơi bờ ngoài cơ lưng to.
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ ngoài cơ lưng to, cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 6, bên trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của đám rối cánh tay, dây thần kinh gian sườn 6.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
Tác Dụng:
Thống nhiếp các Lạc, thư gân cốt.
Chủ Trị:
Trị thần kinh liên sườn đau, ngực tức, suyễn, toàn thân mỏi đau, nặng nề, tay chân bải hoải, biếng hoạt động.
Châm Cứu:
Châm thẳng 0, 3-0, 5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng phổi.