ĐẠI TRUNG

Tên Huyệt:

Huyệt ở gót chân (giống hình quả chuông), vì vậy gọi là Đại Trung.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 4 của kinh Thận.

+ Huyệt Lạc.

+ Huyệt Biệt Tẩu của Thái Dương.

Vị Trí:

Ở chỗ lõm tạo nên do gân gót bám vào bờ trên trong xương gót, dưới huyệt Thái Khê 0, 5 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là bờ trong gân gót chân, phía trước cơ gân của cơ gấp dài ngón chân cái, gân cơ gấp dài các ngón chân, mặt trên xương gót chân.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

Tác Dụng:

Điều Thận, hòa huyết, bổ ích tinh thần.

Chủ Trị:

Trị gân gót chân đau, lưng đau, tiểu khó, suyễn, táo bón, thần kinh suy nhược, Hysteria.

Châm Cứu:

Châm thẳng 0, 3 – 0, 5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham Khảo:

“Xương bị hàn nhiệt, làm cho người bệnh không lúc nào yên, mồ hôi ra không ngừng, nếu răng chưa khô, thủ huyệt Lạc phía trong đùi của kinh Thiếu Âm [Đại Chung] (LKhu.21, 3-4).

(“Bàng quang kinh bệnh, đầu cổ sưng đau, cổ gáy thắt lưng chân đau khó bước, lỵ ngược, cuồng điên là chứng Tâm Đởm nhiệt, lưng cứng, tay cứng, trán đau, xương chân mày đau, chảy máu cam, mắt vàng, gân xương teo, lòi dom, trĩ lậu, ngực bụng đầy tức, nếu muốn chữa, không cách nào khác: Kinh Cốt + Đại Chung hiệu quả rõ rệt” (Thập Nhị Kinh Trị Chứng Chủ Khách Nguyên Lạc Quyết).