GIAN SỬ

Tên Huyệt:

Gian = khoảng trống giữa 2 vật. Sứ = sứ giả, người được sai đi. Huyệt ở giữa khe (gian) 2 gân tay, có tác dụng vận chuyển khí (sứ) trong kinh này, vì vậy, gọi là Gian Sử (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Gian Sứ, Giản Sử Giản Sứ, Gián Sử.

Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 5 của kinh Tâm Bào.

+ Huyệt Kinh, thuộc hành Kim.

Vị Trí:

Trên lằn chỉ cổ tay 3 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.

Giải Phẫu:

Dưới da là khe giữa gân cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé, gân cơ gấp dài ngón tay cái, cơ gấp chung các ngón tay nông và sâu, bờ trên cơ sấp vuông, màng gian cốt.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6 hoặc D1.

Tác Dụng:

Định thần, hòa Vị, khư? đờm, điều Tâm khí.

Chủ Trị:

Trị hồi hộp, vùng trước tim đau, sốt rét, động kinh, tâm thần phân liệt.

Châm Cứu:

Châm thẳng, sâu 0, 5 – 1 thốn. Cứu 3-5 tráng – Ôn cứu 5-10 phút.

Tham Khảo:

( “Khi có ung nhọt ở nách, bắt đầu châm 5 lần huyệt của kinh Túc Thiếu Dương, nếu không giảm, châm Gian Sử 3 lần và Xích Trạch 3 lần” (TVấn.28, 50).