Tên Huyệt:
Huyệt nằm ở bên cạnh (liêu) gò má (quyền), vì vậy gọi là Quyền LiêuTên Huyệt: Huyệt nằm ở bên cạnh (liêu) gò má (quyền), vì vậy gọi là Quyền Liêu. Tên Khác: Chùy Liêu, Đoài Cốt, Đoài Đoan. Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 18 của kinh Tiểu Trường. + Xuất phát 1 mạch phụ đến huyệt Tình Minh của chính kinh Bàng Quang, làm cho Thủ Túc Thiếu Dương Kinh thông nhau ở vùng mặt. Vị Trí: Huyệt ở dưới xương gò má, giao điểm của đường chân cánh mũi kéo ngang ra và bờ ngoài của mắt kéo thẳng xuống, dưới huyệt là bờ trước cơ cắn,... More.
Tên Khác:
Chùy Liêu, Đoài Cốt, Đoài Đoan.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 18 của kinh Tiểu Trường.
+ Xuất phát 1 mạch phụ đến huyệt Tình Minh của chính kinh Bàng Quang, làm cho Thủ Túc Thiếu Dương Kinh thông nhau ở vùng mặt.
Vị Trí:
Huyệt ở dưới xương gò má, giao điểm của đường chân cánh mũi kéo ngang ra và bờ ngoài của mắt kéo thẳng xuống, dưới huyệt là bờ trước cơ cắn, nơi bám vào xương gò má.
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ trước cơ cắn, chỗ bám vào xương gò má.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số V.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Chủ Trị:
Trị liệt mặt, cơ mặt co giật, răng đau, dây thần kinh sinh ba đau.
Phối Huyệt:
1. Phối Hạ QuanTên Huyệt: Quan = cơ quan; Huyệt ở phía dưới xương gò má, tương ứng với thượng quan, vì vậy gọi là Hạ Quan (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Thiên bản du (LKhu.2) Đặc Tính: + Huyệt thứ 7 của kinh Vị. + Huyệt giao hội với kinh Túc Thiếu Dương. Vị Trí: Khi ngậm miệng lại, huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má, nơi góc phía trước của mỏm tiếp xương thái dương và lồi cầu xương hàm dưới. Giải Phẫu: Dưới da là tuyến mang tai, chỗ bám của bờ sau cơ nhai,... More (Vi.7) + Ngân Giao (Đ.28) trị miệng không mở được (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Nhị GianTên Huyệt: Nhị = 2; Gian = khoảng trống. Huyệt ở khoảng giữa lóng tay 2 và 3, lại là huyệt thứ 2 của kinh Đại Trường, vì vậy, gọi là Nhị Gian (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Chu Cốc, Gian Cốc . Xuất Xứ: Thiên Bản Du (LKhu.2). Đặc Tính: + Vinh huyệt (Huỳnh huyệt), thuộc hành Thủy. + Huyệt Tả của kinh Đại Trường. Vị Trí: Huyệt ở chỗ lõm, phía trước và bờ ngoài khớp xương bàn và ngón trỏ, trên đường tiếp giáp da gan tay, mu tay. Giải Phẫu: Dưới da là gân cơ... More (Đtr.2) trị răng đau (Giáp Ất Kinh).
3. Phối Nội QuanTên Huyệt: Huyệt có tác dụng trị bệnh ở ngực, Tâm, Vị...lại nằm ở khe mạch ở tay, vì vậy gọi là Nội Quan (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10). Đặc Tính: + Huyệt thứ 6 của kinh Tâm bào. + Huyệt Lạc. + Huyệt giao hội với Âm Duy Mạch. + Một trong Lục Tổng huyệt trị vùng ngực. Vị Trí: Trên cổ tay 2 thốn, dưới huyệt Gian Sử 1 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé. Giải Phẫu: Dưới da là khe giữa gân cơ gan tay lớn, gân cơ... More (Tb.6) trị mắt đỏ, vàng (Thiên Kim Phương).
4. Phối Đại NghênhTên Huyệt: Đại = Chuyển động nhiều, chỉ động mạch; Nghênh: chỉ khí huyết hưng thịnh. Huyệt là nơi giao hội của 2 đường kinh Dương minh (nhiều huyết nhiều khí), lại nằm trên rãnh động mạch mặt, vì vậy gọi là Đại Nghênh (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh’ (LKhu.21). Tên Khác: Đại Nghinh, Tủy khổng Đặc Tính: + Huyệt thứ 5 của kinh Vị. + Là nơi mạch của Thủ Dương Minh nhập vào và giao với Túc Dương Minh để đi vào vùng xương mũi, má và lan tỏa vào răng. + Nơi... More (Vi.5) trị mắt hoa (Bách Chứng Phú).
5. Phối Giáp XaTên Huyệt: 2 bên má gọi là Giáp; Xương hàm dưới giống như bánh xe (xa). Huyệt ở vị trí chỗ đó, nên gọi là Giáp Xa (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Cơ Quan, Khúc Nha, Quỷ Sàng. Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10) Đặc Tính: + Huyệt thứ 6 của kinh Vị. + Một trong ‘Thập Tam Quỷ Huyệt’ (Quỷ Sàng) dùng trị bệnh tâm thần. Vị Trí: Cắn chặt răng lại, huyệt ở trước góc hàm và ở trên bờ dưới xương hàm dưới 1 khoát ngón tay, đè vào chỗ trũng có cảm giác ê tức.... More (Vi.6) trị mặt lở chảy nước (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu:
Châm thẳng 0, 3 – 0, 5 thốn hoặc châm xiên 0, 5 – 1 thốn – Không cứu.