ĂN RAU CẦN CHỮA ĐƯỢC NHIỀU BỆNH 

  • Huyết áp cao : Cần tây (cả cây) 50 – 60g, sắc lấy nước uống hàng ngày (chia 3 lần). Uống đến khi nào huyết áp ổn định. phổi) : Già rau cần tây lấy nước cốt, đun sôi, uống nóng hoặc hàng ngày ăn rau cần tây.
  •  Phong thấp : Cần tây (cả cây) 1kg phơi khô. Mỗi lần dùng 15g, sắc 3 bát còn 1 bát chia 3 lần uống trong ngày. Uống nóng. Kiêng thức ăn sống, lạnh. 
  • Bí đái : Cần tây 50g rửasạch, vò nát, hàm trong ấm tích hoặc phích. Uống dần trong ngày cho ra mồ hôi và thông tiện. (Huyết áp thấp không dùng).
  • Khó tiêu, biếng ăn : Hàng ngày ăn sống 20 ~ 30g rau cần tây kèm thức ăn khác trong các bữa cơm.
  • Viêm miệng, Viêm họng : Rửa sạch 40 – 50g rau cần tây, giã nát, vắt lấy nước cốt (thêm hạt muối) súc miệng. Viêm họng thì ngậm, hoặc nuốt dần.
  • Da lở loét : Rửa sạch 30g rau cần tây, gia kỹ, đắp lên vết lở loét. Khi vết lở khô, thường xuyên lấy nước cốt rau cần tây thoa lên chờ chóng lên da non, bớt sẹo.
  •   Nội nhiệt, phục nhiệt trong máu (sau sốt, viêm nhiệt, trẻ sau sởi, sau viêm nhiệt , trẻ sau sởi, sau viêm phổi): Giã rau cần tayy lấy nước cốt đun sôi , uống nóng hoặc hàng ngày ăn rau cần tây
  •  Chảy máu mũi, chân răng, ỉa đái ra máu : Giả rau cần tây lấy nước uống. Hoặc già rau cần tây thêm củ sen lấy nước đun sôi, uống. Nếu nôn ra máu, họ ra máu phải tích cực chữa trị theo y học hiện đại, nhưng vẫn có thể dùng thêm hai bài trên hoặc ăn thêm rau cần tây tươi.
  •  An thần : Dùng nước ép rau cần tây hoặc thêm một ong, hoặc ép cùng với cà-rốt đều tốt.
  •  Giảm béo : Hàng ngày ăn hoặc nhai rau cần tây. Có người nhai liền hai tháng đã giảm được 14 kg
  • Tiểu đường (kèm bệnh tim mạch) : Già 0,5 kg rau cần tây vắt lấy nước uống ngày 2 lần. Liên tục trong nhiều ngày. 
  • Tiểu đường (kèm mất ngủ) : Rễ rau cần tây 90g, tảo toan nhân 10g. Nấu nước uống.
  • Lợi tiểu và điều kinh : Kinh nghiệm dân gian Philippin : uống nước sắc rau cần tây.
  • Mỡ trong máu cao : 0,5 kg rau cần tây : 0,25 kg táo tầu (bỏ hạt) Nấu chín, ăn cả nước lẫn cái.

 Chú ý: Món cần, tỏi tây xào thịt bò rất quen thuộc, nhưng phải hạn chế thịt bò. Nếu lại thêm cả mì sợi thì người cao huyết áp không nên lạm dụng.

Theo DƯỢC THIỆN ĐÔNG Y 

* Vàng da (dương hoàng) : Xào 150g cần tây với 15g dạ dày lợn (bao tử heo). Ăn liên tục 1 tuần đến 10 ngày.

* Huyết áp cao : Rau cần tây 100g, Cải 50g. Nước luộc gà 300ml, Hành 10g. Gừng 5g. Đun nhỏ lửa 20~30 phút.

* Thận dương hư, huyết áp cao: Rau cần tây 100g, Củ năng 20g. Đỗ trọng 10g, Thịt bò nạc 200g. Nước luộc gà 300ml. Thái nhỏ các vị. Phi thơm hành bằng dầu, cho các vị vào đảo, rồi đổ nước luộc gà, đun nhỏ lửa 25-30 phút. Chia làm 2, 3 lần ăn trong ngày. Ăn nóng.

* Bổ thân, hạ huyết áp : Rau cần tây 100g, Thịt lợn nạc 100g, Nước luộc gà 300ml, Nấm hương 30g, Dâu 10g, Hành 10g, Gừng 5g, Muối 5g, Dầu vừa đủ dùng. Cho dầu vào chảo nóng phi thơm gia vị rồi cho các vị còn lại cùng nước luộc gà. Đun nhỏ lửa 20-30 phút. Chia làm 2, 3 lần, ăn trong ngày.

* Canh Bổ can, thận, hạ huyết áp: Rau cần tây 200g, Đỗ trọng (bột) 15g, Táo bỏ hạt 10g, Hành 10g. Gừng 5g, Dầu vừa đủ dùng. Nổi nóng đổ dầu phi thơm gia vị. Đổ 600ml nước đun sôi rồi bỏ cần, đỗ trọng, táo, gia vị, đun nhỏ lửa thêm 20-30 phút.

* Xào Bổ can, thân, hạ huyết áp : Rau cần tây 200g. Mộc nhĩ 30g, Đỗ trọng (bột) 10g, Tỏi 15g, Gừng 5g, Gia vị, Dầu vừa đủ. Rau cần tây bỏ – vào sau cùng, xào đến tải thì thôi.

GHI CHÚ :

1. Tài liệu y khoa cổ kim động tây đều dùng Cần Tây làm dược liệu, vì khí vị mạnh hơn, dược tính rõ hơn. Nhưng sách cũng nói nếu không sẵn cần tây thì có thể dùng Cần Ta. Tất nhiên phải chế biến theo tập quán. Thực ra chúng ta quen dùng cần ta nhiều hơn. Cần ta thơm, giòn, ngọt, giải nhiệt tốt.

2. Trong rau cần tây có furocoumarin, nếu để lâu trong tủ lạnh quá 3 tuần chất này sẽ tăng gấp 2,5 lần, khi ăn sẽ độc hại. Do đó chỉ được trữ rau cần tây trong tủ lạnh tối đa 1 tuần, để an toàn trong sử dụng./.