Phương pháp luyện tập “vẩy tay đạt ma dịch cân kinh”

Môn thể dục này giúp ta tăng cường sức khỏe, chú bệnh, khai thông đốc mạch, dồn điển lên bộ đầu, và giú cho phần luyện đạo được nhẹ nhàng hơn. Ta có thể thu hành bất cứ lúc nào trong ngày, khi bụng trống hay truc khi luyện công phu trong đêm khuya.

Trước tiên nói về tinh thần :

Phải có hào khí : nghĩa là có quyết tâm tập đều đặn, kiên nhẫn vững vàng tin tưởng, không nghe bàn ra nói vào mà chán nản bỏ dở..

Phải lạc quan: không lo sợ vì bệnh mà mọi người cho hiểm nghèo, và tươi tỉnh tin rằng mình sẽ thắng bệnh do luy tập.

Tư thế :

“Trên không, dưới có, lên ba, xuống bày”.

Đứng thẳng, ngực ưỡn, hai bàn chân dạng ra song song rộng bằng vai của mình. Co các đầu ngón chân lại, ba vào mặt thảm hay chiếu. Lưỡi co lại, đầu lưỡi chạm n vào nướu và chân răng cửa hàm trên. Miệng ngậm. Rã kề răng (răng cửa hàm trên và hàm dưới chạm nhẹ v nhau).

Mắt nhắm, nhìn thẳng về phía trước, từ “ấn đường tức điểm giữa hai đầu lông mày. Nếu mở mắt ra thì mắt  hướng vào một điểm nào đó trước mặt nhưng mắt nhắm. Hơi thở bình thường. Tư tưởng tập trung trên đỉnh đầu, có thể niệm “lục tự di đà”.

Đầu nên lơ lửng, miệng không hoạt động, bụng phải mềm, lưng nên thẳng, thắt lưng mềm dẻo.

Động tác :

Hai cánh tay đưa song song ra phía trước. Tay đường thẳng đứng của thân làm thành một góc 30° Cánh tay duỗi thẳng, cổ tay cong ngoắt lên trên, ngón tay hướng về phía trước. Rồi từ từ đưa hai cánh tay song song về phí sau đến hết mức và cụp bàn tay lên, lòng bàn tay người hướng lên trên. Động tác thật chậm rải, dịu dàng và nhẹ nhàng.

Cánh tay phải vẫy, cùi chỏ thẳng và mềm, cổ tay trầm bàn tay quay lại phía sau, ngón xòe như cái quạt. Khi vẫy, lề đít phải thót, bụng dưới thót, gót chân lòng, hậu môn phải chắc, bàn chân phải cứng, các ngón chân bấm chặt như đứng trên đất trơn. Đây là những qui định cụ thể của các yêu lĩnh khi luyện “Vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh”.

Dựa trên yêu cầu này, khi tập vẫy tay, thì từ cơ hoành trở lên, phải giữ cho được trống không, buông lỏng thảnh thơi đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào việc tập, xương cổ cần buông lỏng để cho có cảm giác như đầu treo lơ lửng mồm giữ tự nhiên (không mím môi), ngực nên buông lòng để cho phổi thở tự nhiên, cánh tay buông tự nhiên, giống như hất mái chèo gắn vào vai. Từ cơ hoành trở xuống phải giữ chứ chắc, đủ sức căng, bụng dưới thót vào, hậu môn nhích lên mười ngón chân bấm chặt vào mặt đất, giữ cho đùi và bắp chân trong trạng thái căng thẳng, xương mông thẳng như cây gỗ. Khi vẫy tay cần nhớ “lên không, xuống có”, nghĩa là lấy sức vẫy tay về phía sau, khi tay trở lại phía trước là do quán tính, không dùng sức đưa ra phía trước.

“Trên ba, dưới bảy” là phần trên để lỏng chỉ độ ba phần khí lực, phần dưới lấy gắng sức tới bảy phần thể lực, vấn đề này phải quán triệt đầy đủ thì hiệu quả rất tốt. Mắt nhìn thẳng, đầu không nghĩ ngợi gì, chỉ nhẩm đến lần vẫy tay.

Thời lượng: Tập như vậy khỏang 15 đến 30 phút. Có thể làm nhiều lần trong một ngày.

Các thao tác tập cụ thể

  • a. Hai cánh tay duỗi thẳng theo vai, ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay quay về phía sau.
  • b. Bụng dưới thót lại, lưng thẳng, bụng trên co lên, cổ lỏng, đầu miệng trong trạng thái bình thường.
  • c. Các đầu ngón chân bám trên mặt đất, gót chân sát đất bắp chân và đùi căng thẳng.
  • d. Hai mắt chọn một điểm đàng xa để nhìn, không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào ngón chân bám, đùi vẽ chắc, lỗ đí thót và nhẩm đếm.
  • e. Dùng sức vẫy tay về phía sau, để hai tay trở lại phía trước theo quán tính, tuyệt đối không dùng sức, chân vẫn lấy gân, hậu môn co lên không lòi.
  • f. Vẩy tay từ 300-400-500-600 dần dần lên tới 1.800 cái vẫy tay, ước chừng 30 phút. 
  • g. Phải có quyết tâm tập đều đặn, lần vẫy tay dần dần tăng lên không miễn cưỡng vì “dục tốc bất đạt”, nhưng cũng không tùy tiện bữa tập nhiều, bữa tập ít hoặc nghỉ tập, v thể dễ làm mất lòng tin trong việc luyện tập, như vậy kh có kết quả.

Bắt đầu luyện tập cũng không nên dùng hết sức làm Tổn thương các ngón chân. Sau buổi tập nên vân vê các ngón Chân, tay, mỗi ngón chín lần.

Nôn nóng mong muốn khỏi bênh ngay mà dùng quá sức cũng không đưa lại kết quả mong muốn.

Có quyết tâm, nhưng phải từ từ tiến lên mới là đúng cách, sẽ thu được kết quả mỹ mãn.

Nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng phân tán, t Chí huyết loạn xạ, và không chú ý đến “trên nhẹ dưới nặng” sai và hỏng.

Khi vẫy tay tới 600 cái trở lên, thường thường có trung tiện (đánh rằm), hắt hơi, hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng… đấy là hiện tượng bình thường, có phản ứng là tốt, là đã có hiệu quả, đừng ngại.

Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên, đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp với “trên nhẹ dưới nặng”. Đây là quy luật của sinh lý hợp với vũ trụ “thiên khinh địa trọng”.

Bệnh gan : Do khí huyết, tạng gan không tốt gây nên khí không thoát, tích lũy, làm cho khó bài tiết. Đương nhiên là bệnh nan y ảnh hưởng tới cả mật và tì vị. Luyện ” Vẩy tay Dịch Cân Kinh” có thể giải quyết vấn đề này. Nếu sớm có trung tiện (đánh rắm) là có kết quả sớm.

Bệnh mắt : Luyện “Vẩy tay Dịch Cân Kinh” có thể khỏi đau mắt đỏ, các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí nó chữa được cả bệnh đục thủy tinh thể (thông manh).

Trong nội kinh có nói “mắt nhờ huyết mà nhìn được”, khi khí huyết không dẫn đến bộ phận của mắt thì đương nhiên sinh ra các bệnh của mắt. Con mắt là trong hệ thống của thị giác, nhưng cũng là một bộ phận của cơ thể.

Những phản ứng

Khi tập “Vẩy tay Dịch Cân Kinh” có thể có những phản ứng, đều là hiện tượng thải bệnh, không đáng ngại. Xin liệt kê đây 34 phản ứng thông thường (có thể có những phản ứng c nữa, không kể hết được) :

  • 1. Đau buốt
  • 2. Lạnh.
  • 3. Đầy hơi.
  • 4. Ngửa.
  • 5. Tê dại.
  • 6. Nóng.
  • 7. Sưng
  • 8. Ra mồ hôi.
  • 9. Lưng đau.
  • 10. Đầu nặng.
  • 11. Nấc.
  • 12. Nôn mửa, ho.
  • 13. Lông, tóc dựng đứng..
  • 14. Giật gân, giật thịt.
  • 15. Âm nang (bìu dái) to lên.
  • 16. Máy mắt, mí mắt giật.
  • 17. Hơi thở ra nhiều, thở dốc.
  • 18. Trung tiện (đánh rắm).
  • 19. Huyết áp biến đổi.
  • 20. Sắc mặt biến đổi.
  • 21. Chảy máu cam.
  • 22. Đau mỏi toàn thân.
  • 23. Ứa nước miếng.
  • 24. Tiểu tiện nhiều.
  • 25. Đại tiện ra máu, mủ hoặc phân đen.
  • 26. Có cảm giác như kiến bò, kiến cắn.
  • 27. Đau xương, có tiếng kêu lục cục. /
  • 28. Có cảm giác máu chạy dồn dập.
  • 29. Gót chân nhức nhối như mưng mủ.
  • 30. Cụm trắng ở lưỡi biến đổi.
  • 31. Da cứng, da dây (chai chân, mụn cóc) rụng đi
  • 32. Trên đỉnh đầu mọc mụn.
  • 33. Bệnh từ trong da thịt tiết ra.
  • 34. Ngứa từng chỗ hay toàn thân.

Các phản ứng trên là do trọc khí trong người bị bài tiết ra ngoài cơ thể, loại trừ chất ứ đọng, tức từ bệnh tật. Có phản ứng là có sự xung đột giữa chánh khí và tà khí. Ta vẫn tiếp tục tập vẩy tay sẽ sản sinh ra chất bồi bổ, có nhiều ích lợi cho chính khí. Ta luyện tập đúng phép là làm tăng sức đề kháng, thải cặn bã trong các gân, thần kinh và cả tế bào khác, mà máu bình thường không thải nổi. Khi luyện ” Vẩy tay Dịch Cân Kinh” khí huyết lưu thông mới thải nổi các cặn bã ra, nên sinh ra phản ứng. Vậy ta đừng sợ, cứ tiếp tục tập như thường, hết một phản ứng là khỏi một căn bệnh, tập luyện dần đưa lại kết quả tốt..

Một số điểm cần chú ý

1.  Số lần vẫy tay không nên ít : từ 600 lên dần tới 1.800 (30) phút) mới là toại nguyện cho việc điều trị. Bệnh nhân nặng, có thể ngồi mà vẫy tay, tuy ngồi nhưng phải nhớ thót đít và bấm 10 đầu ngón chân

2.  Số buổi tập :

  • * Buổi sáng thanh tâm
  • * Buổi chiều trước khi ăn tập mạnh.
  • * Buổi tối trước khi ngủ tập nhẹ.

3.  Có thể tập nhiều nhất là bao nhiêu ? Ngưỡng cửa của sự chuyển biến bệnh là 1.800 lần vẫy tay, có bệnh nhân vẫy tới 3.000 – 6.000. Nếu sau khi tập thấy ăn ngon, ngủ tốt, đại tiểu tiện điều hòa, tinh thần tỉnh táo, thì chứng tỏ con số ta tập là thích hợp.

4   Tốc độ vẫy tay : Theo nguyên tắc thì nên chậm, chứ không nên nhanh. Bình thường vẫy chậm thì 1.800 cái hết 30 phút. Vẫy tay tới lúc nửa chừng thường nhanh hơn lúc ban đầu một chút, đây là lực động của khí. Khi mới vẫy rộng vòng về chậm một chút. Khi đã thuần thì vẫy hẹp vòng, người bệnh nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều, người bệnh nặng thì nên vẫy chậm và hẹp vòng.

Vẫy tay nhanh quá làm cho tim đập nhanh, mà vẫy chậm quá thì không đạt tới mục đích luyện tập là cần cho mạch máu lưu thông.

5.  Vẫy tay nên dùng sức nhiều hay ít, năng hay nhe ? Vẫy tay là môn thể dục chữa bệnh, chứ không phải là môn thể thao đặc biệt. Đây là môn thể dục mềm dẻo, đặc biệt là dùng ý mà không dùng sức. Nhưng nếu vẫy nhẹ quá cũng không tốt bởi vì bắp vai không được lắc mạnh thì lưng và ngực cũng không được chuyển động nhiều, tác dụng sẽ giảm.

Vẫy tay không phải chỉ chuyển động cánh tay mà phần chính vẫn là chuyển động bắp vai. Bệnh phong thấp thì nên dùng mức “nặng” một chút. Bệnh huyết áp cao thì nên vẫy tay chậm và nhẹ.

Nói tóm lại: phần lớn phải tự mình nắm vững tình trạng, phân tích những triệu chứng. Sau khi tập, nghe sự nhận x a mọi người xung quanh, thấy sự chuyển biến của mình nhanh nhẹn hơn, tươi tỉnh hơn hay là kém khi trước, rồi tự mình suy nghĩ và quyết định cách tập, rồi luôn luôn tổng kế ên nguyên tắc là tập thế nào cho người thấy thoải mái dễ chịu hơn là đúng, là tốt nhất.

Đông y cho rằng động tác nhẹ là bổ ích cho cơ thể, động tác mạnh (nặng) là bả (loại bỏ các chất cặn bã có hại trong người, tức là bệnh tật). Lý luận này cũng đang được nghiên cứu

6.  Mức độ vẫy tay : Chỉ vẫy tay về phía sau dùng sức vần, không vẫy về phía trước, mà do phản xạ của cánh tay cho là 3 phần.

7.  Có cần đếm không ? Đếm không phải chỉ để nhớ mà còn 5 tác dụng làm cho óc được bình thản, tim được trầm tĩnh chính khí được bồi dưỡng, có tác dụng làm cho bộ não được nghỉ ngơi và thăng bằng, không nghĩ ngợi lung tung.

8.  Nơi tập : Không có gì là đặc biệt về chỗ tập, tập ở đâu cũng được, trong nhà, ngoài trời. Dĩ nhiên nơi nào có dưỡng khí trong sạch và yên tĩnh vẫn tốt hơn. Tránh nơi có gió lùa, mùa hè hay mùa đông đều tránh đứng đầu ngọn gió.

9. Trước và sau khi tập : Trước khi tập nên đứng bình tĩnh cho tâm được thoải mái, yên tĩnh, để chuyển hóa về sinh lý à tâm lý. Ta có thể làm những động tác nhẹ nhàng thoải mái, như trong môn “khí công”.

Đến khi tập xong cũng nên bình tĩnh mà vê 10 đầu ngón mân, 10 đầu ngón tay. Những người không đủ bình tĩnh cần đặc biệt chú ý tới điều này.

10. Tập “Dịch Cân Kinh” thế nào cho đúng ? Sau khi tập cảm thấy ngực và bụng nhẹ nhàng, dễ chịu, hơi thở điều hòa, mắt sáng, nước miếng ứa ra, đại tiện nhuận, ăn ngon, tinh thần tỉnh táo, bệnh tật bớt dần, thì đã  tập đúng.

Rất ít khi tập sai, tỉ lệ tập sai không tới 1%. Sau khi tập đại đa số đều thấy có phản ứng, nhưng về hiệu quả thì rất khác nhau, nguyên nhân chính là tư thế khi tập có thích hợp với thể chất người tập hay không.

1. Lúc bắt đầu tập nên chú ý đến điểm nào ?

> Nửa thân trên buông lỏng thương – hư.

> Nửa thân dưới giữ chắc ha thực.

➤ Tay ra phía trước không dùng lực (nhẹ).

➤ Vẫy tay ra phía sau có dùng sức (nặng).

Tập đếm số lần vẫy tay ngày một tăng, ngày 3 buổi tập, kiên quyết “tự chữa bệnh cho mình”.

2. Trang thái tinh thần lúc tập : có liên quan gì đến hiệu quả không ? Có ảnh hưởng rất lớn 

  • * Hết lòng tin tưởng.
  • * Kiên quyết tới cùng.
  • * Tập đủ số nhất định, tập thường xuyên. Có thể hiệu quả rất lớn.

Nếu khi tập, khi nghi, tập không đủ số nhất định. Lòng còn nghi hoặc. Còn bị động dư luận ngoài. Thấy phản ứng đã lo sợ, bỏ tập. Hỏi làm gì có kết quả tốt.

Vẫy tay có sinh ra bệnh gì không ?

Có thể bệnh do tư thế không đúng và làm sai nguyên tắc, những trường hợp ấy cũng hạn hữu, như trên đã nói, không tới một phần trăm.

Có phản ứng đừng ngại mà ngừng tập, vì đó là diễn biển tốt, cứ tập số đếm như cũ, qua phản ứng, sẽ tăng số lần vẫy tay lên. Kiên trì, quyết tâm luyện tập, tin tưởng “các bệnh tật sẽ khỏi”.

Vững lập trường, không hoang mang vì dư luận, lạc quan với cuộc sống. Chỉ cần niềm tin bằng hạt cải là có thể dời núi (nghĩa bóng là vững niềm tin mà tập luyện đến chốn, thì bệnh nguy nan như trái núi cũng phải rời khỏi người).

Có quyết tâm là thực hiện ngay, càng để chậm là ngần ngại càng khó khăn thêm, càng lâu khỏi bệnh.

NGƯỜI TA CHƯA THỌ ĐỦ NHƯ TIỀM NĂNG TẠO HOÁ SINH RA

Đúng ra, với tiềm năng do tạo hoá sinh ra, con người Ta sống it nhất là 100 tuổi , dài nhất tới 175 tuổi. Tuổi thọ được thừa nhận là 120.

Vậy phải sống thế nào để 70, 80 tuổi không có bệnh, 90, 100 tuổi vẫn khoẻ mạnh. Đó Là đúng với tiềm năng tạo hoá đã xác định. Đáng lẽ sống tới 120 tuổi, thế mà nhiều người chỉ thọ 70, vậy là chết sớm mất 50 năm.

Thậm chí có người 40 tuổi đã lắm bệnh phải chữa trị rất tốn kém, nhưng rồi vẫn chết sớm hoặc sống dai dảng trên giường bệnh cũng không hiếm.

NHIỀU NGƯỜI CHẾT KHÔNG PHẢI VÌ BỆNH, MÀ VÌ THIẾU HIỂU BIẾT VỀ CÁCH GIỮ GÌN SỨC KHỎE.

Ngay ở Bắc Kinh, học sinh tiểu học đã có cháu cao huyết áp, học sinh trung học – xơ cứng động mạch ! Vì vậy cần bàn kỹ chuyện này.

Vì sao hiện nay kinh te phát triển, tiền của nhiều mức sống cao mà nhiều người lại bệnh sớm, chết yểu vậy ?

Có người cho rằng các bệnh tim mạch, cao huyết áp, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, ung thư, đái tháo đường, … tăng nhiều là do kinh tế phát triển, đời sống sung túc tạo ra.

Không phải thế; cá chính là do thiếu hiểu biết về giữ gìn sức khỏe. Kinh nghiệm ở Mỹ Quốc cho thấy so với người da đen, thì người da trắng nhiều tiền hơn, sinh hoạt vật chất cao hơn, nhưng các loại bệnh nói trên lại ít bị mắc hơn. Tuổi thọ trung bình của họ các hơn người da đen.

Xét trên góc độ khác giới “lao động trí óc” thường gọi là những người “áo cô trắng”, địa vị cao, thu nhập nhiều, nhưng mắc các bệnh tim mạch, rối loạn nội tiết .. ít hơn, thọ hơn những người “áo cổ xanh”

Vì trình độ hiểu biết về sinh, ý thức tự dưỡng sinh phòng bệnh của các tầng lớp này khác nhau. Cần khẳng định: việc phổ biến kiến thức vệ sinh, giữ gìn sức khỏe thời nay vẫn cần phải được đẩy mạnh hơn nữa.Ngày nay trong những bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức hỏe của chúng ta, bệnh tim hạch đứng hàng đầu. Năm ngoái thế giới có 15 triệu 800 ngàn người chết vì bệnh này, chiếm tới 25% tổng số người nết. Các chuyên gia y tế thế giới báo : Hoàn toàn có thể giảm ít nhất là một nửa số người chết vì bệnh tim mạch nếu làm tốt việc dự phòng.

Bác sĩ Trọng Đạo Hằng a có lần nói : Rất nhiều người đã chết không phải vì bệnh nặng, mà vì thiếu hiểu biết về cách giữ gìn sức khỏe.

NGƯỜI CÓ TUỔI KHÔNG NÊN LÀM VIỆC QUÁ SỨC

Có một bệnh nhân mắc bệnh tim, bác sĩ khuyên nên ánh nóng nảy, không được dùng sức quá đột ngột. Về nhà cần dọn tủ sách, đáng lẽ mỗi lần bê dăm, ba uốn thì chẳng sao, nhưng ổng từng bó hàng chục cuốn. Quá sức, tim ngừng đập. Nhờ kịp thời làm hô hấp nhân tạo nên tim đập trở lại, nhưng não đã chết vì thiếu máu. Nhiều chức năng không hoạt động lại được, biến thành người “thực vật”.

Một cụ khác, mua được một xe củi, để tạm ở tầng 1, rồi tự chuyển lên tầng 3. Nếu chuyển nhẹ năm, ba cây một lần thì không sao. Đằng này muốn nhanh, vác một lúc 20, 30kg nên bị truy tim, phải vào bệnh viện cấp cứu. Để cứu sống, bác sĩ phải tiêm biệt được trợ tim, mỗi mũi 2000 đô-la. Nhờ thuốc tốt, tim hoạt động trở lại. Đến khi ra viện phải thanh toán 8000 đô-la viện phí ! Một giá quá cao cho sự thiếu hiểu biết.

Người có tuổi không nên làm việc quá sức ! Nên thường xuyên nhắc nhau : Cần chú ý “Ba nửa phút” và “Ba nửa giờ”.

Làm được 2 câu này thì khỏi tốn một xu thuốc, mà lại tránh khỏi đột tử.

Vì sao bị đột tử ? Vì ban đêm, người già thường dậy đi tiểu, khi não đang thiếu máu, đã vội vàng đứng lên, sẽ bị chóng mặt, ngã, tim ngừng đập và thường chết luôn.

“BA NỬA PHÚT”

Là khi muốn dậy, nên nằm thêm nửa phút. Đã ngồi dậy, ngồi thêm nửa phút. Bỏ chân xuống giường, chờ thêm nửa phút nữa, mới từ từ đứng dậy đi vệ sinh.

Làm như vậy để tránh não bị thiếu máu, tim khỏi phải co bóp quá sức, tránh nguy cơ tai biến mạch não, bị đột quỵ dẫn đến tử vong.

Một lần, tôi kể đến đây, có một cụ thính giả tự nhiên oà khóc. Hỏi thì cụ cho biết năm trước vì nằm lâu bị “loét hoại tử”, chạy chữa tốn kém, làm khổ vợ con. Giá biết được sớm “Ba nửa phút” này thì đâu có bị khổ hàng năm trời.

“BA NỬA GIỜ”

Là : Sáng dậy, đi bộ hay tập thái thực quyền, dưỡng sinh nửa giờ. Buổi trưa nằm ngủ nửa giờ. Buổi tối dành nửa giờ đi bộ nhẹ nhàng để có giấc ngủ ngon.

PHÒNG BỆNH VẪN LÀ CHỦ YẾU

Có người cho rằng bây giờ y học cao siêu, bệnh gì cũng có thuốc trị, có cách chữa khỏi. Xin thưa: muốn chữa khỏi bệnh phải tốn kém vô kể. Y học hiện đại chỉ phục vụ đắc lực được cho một số rất ít người. Còn với số đông, dự phòng vẫn phải là chủ yếu.

Ví dụ : Muốn không chế cao huyết áp, tốt nhất là mỗi ngày uống một viên hạ áp để giảm lượng máu tràn dần vào não. Nếu máu từ từ tràn ngập não thì vô cùng phức tạp, phải mở sọ rút máu ra, đồng thời thường bị bán thân bất toại suốt đời !

Có một bác bị cao huyết áp vào nằm viện tôi đã 12 năm. Bác ấy bảo huyết áp khi đo được lên tới 180 ~ 200 mmHg vẫn chẳng hề cảm thấy khó chịu. Trái lại, uống thuốc hạ áp vào thì lại cảm thấy khó chịu, nên rất ngại uống thuốc hạ áp do bệnh viện cấp. Bác vốn cẩn thận, nên đã hỏi ý kiến hai bác sĩ. Một người bảo cần uống thuốc thường xuyên; người kia lại bảo nếu uống vào thấy khó chịu thì đừng uống nữa !

Mười hai năm trôi qua, động mạch dần cứng lại. Chẩn đoán cho biết đã mắc chứng niệu độc. Nguy hiểm quá ! Mỗi tuần phải thay máu 3 lần. Mỗi năm 2000 đô-la viện phí. Lại phải nằm Viện dai dẳng 5 năm. Bà vợ suốt 5 năm liền, ngồi bên xe đẩy, chăm sóc người chồng sống không ra sống, mà cũng không chết được. Hậu quả, bà vợ lâm bệnh nặng chết trước chồng.

Đáng lẽ mỗi ngày một viên thuốc chỉ đáng 3 hào, nhưng vì không thực hiện phòng bệnh theo khoa học, mà phải nằm 5 năm, tốn mất hơn 10 000 đô-la.

Cách phòng ngừa này chẳng khó khăn gì nhưng đã cứu nhiều người khỏi chết, giảm được nhiều sự cố.

Có thể kết luận là : Thuốc men và thiết bị y tế hiện đại không bằng phòng bệnh. Người có, tuổi càng phải chọn lấy phòng bệnh là chính.

Đến đây cần nói một điều quan trọng; đó là cần phải đổi mới quan niệm. Cần nhận thức đầy đủ rằng : Rất nhiều loại bệnh, xét cho cùng, đều do phương thức sinh hoạt thiếu văn minh gây ra. Khỏe mạnh thì có thể không mắc bệnh, ít mắc bệnh.

Năm 1981 tôi sang M Quốc nghiên cứu y học da phòng do Gsu Stammy hướng dẫn. Năm 1983 ông dẫn tôi tham quan và dự hội nghị Cty Điện lực Tây Chicago.

Lúc ăn trưa, ông chủ hãng nói công ty đã thưởng cho tất cả những ai từ 55 đến 65 tuổi, đang làm việc hay đã nghỉ hưu, mà 10 năm qua không ốm một lần nào. Mỗi -người như thế được tặng một áo sơ-mi, một cây vợt tennis và một phong bì phiếu lĩnh tiền thưởng. Mọi người vỗ tay nhiệt liệt hoan hô.

Lúc về tôi nghĩ lại, thấy nhà tư bản Mỹ thật khôn ngoan. Mười năm công nhân viên chức đó không ốm, đã tiết kiệm được biết bao nhiêu tiền thuốc men, viện phí ; còn phần thưởng mà họ được tặng thật chẳng đáng là bao.

Nhớ lại buổi tham quan càng không lấy làm lạ là Công ty này có : nào là bể bơi hiện đại, nào nhà tập thể thao đồ sộ, nào sân tennis và bốn, năm loại sân bóng khác nữa, đã tạo thuận lợi cho mọi người rèn luyện thân thể, phòng bệnh rất hiệu quả.

Trở về nước, tôi thấy ở ay Bắc Kinh, các Chủ tịch ng đoàn, các Bí thư Chi bộ – chúng ta, cứ mỗi khi ngày đến hay Tết về,… lại bận chuẩn bị quà cáp đi thăm người ốm, người yếu ở Bệnh viện hay ở nhà. Tôi hoàn toàn ông phản đối việc làm này, đây là tình cảm cao đẹp, m duy trì và phát huy mãi i.

Vấn đề là cần phải khích những người có thành tích phòng bệnh, và tạo điều kiện – luyện giữ gìn sức khỏe để phục vụ công tác tốt nữa chứ.

Người quản lý cần biết chi tiêu cho việc phòng bệnh – rèn luyện, giữ gìn sức khoẻ nhằm giảm bớt phải chi phí Lo chữa bệnh.

Theo tính toán của các chuyên gia y tế thì, đối với bệnh tim mạch, nếu chi 1 ông cho dự phòng có thể tiết em được 100 đồng cho chữa nó. Hiệu quả này đúng cho an xã hội và cũng đúng với ng gia đình.

Tôi đã khảo sát ở nông thôn Bắc Kinh, đến thăm một gia đình làm ăn rất thành đạt trong thời đổi mới, với 7 nhân khẩu, mỗi năm thu nhập khoảng 6000 đô-la, nên họ dám sắm ôtô cho con trai để đi lại làm ăn. Vào nhà khảo sát cụ thể thì thấy cả nhà dùng chung một cái bàn chải chải răng và họ cho thế là đủ. Kiểm tra sức khoẻ trong 7 người thi có 4 bị cao huyết áp.

Thực tế, vệ sinh răng miệng có thể làm giảm nhiều bệnh như : xơ cứng động mạch, cao huyết áp, các bệnh về tim…

Ở các nước ngoài, vệ sinh răng miệng được coi trọng hàng đầu. Tổ chức y tế thế giới đã nhiều lần nhắc tầm quan trọng đặc biệt của vệ sinh răng miệng với sức khoẻ con người.

Cần phải đổi mới quan niệm từ trị bệnh sang coi trọng phòng bệnh hơn nữa.

TÂM TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN BÊN NGOÀI LÀ YẾU TỐ CHÍNH SINH BỆNH

Hỏi: Tại sao có nhiều người mắc bệnh xơ cứng động mạch, đái tháo đường?

Mắc các bệnh này là do hai nhóm nguyên nhân : nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.

Nguyên nhân bên trong là căn nguyên di truyền. Còn nguyên nhân bên ngoài là những yếu tố hoàn cảnh sinh hoạt. Sự tác động lẫn nhau giữa các nguyên nhân bên trong và bên ngoài làm cho ta mắc bệnh.

Nguyên nhân bên trong chỉ là xu hướng. Nếu cả bố lẫn mẹ đều bị cao huyết áp thì 45% con sinh ra mắc phải bệnh đó. Nếu trong hai người chỉ có một bố hoặc mẹ cao huyết áp thì chỉ 28% con sinh ra bị cao huyết áp. Còn cả bố lẫn mẹ đều không ai mắc bệnh này thì con đẻ ra không bị cao huyết áp, nếu có chỉ chiếm 3,5% thôi. Vì thế mới bảo di truyền chỉ là xu hướng.

Nếu đứa trẻ mới đẻ đã có lượng cholesterol trong máu cao, hoặc mới vài tuổi đã bị cao huyết áp thì đó là do di truyền. Anh A ăn nhiều thịt mỡ thì bị tăng mỡ trong máu hoặc mắc nhồi máu cơ tim ; còn anh B thường xuyên ăn thịt mỡ lại không mắc những bệnh tim mạch, đó là vì yếu tố di truyền của họ khác nhau.

Nhìn bề ngoài, người ta cao thấp, béo gầy có khác nhau ; nhưng chênh lệch không lớn lắm. Còn tác động của trạng thái tinh thần đến sinh lý thì có khác biệt rất lớn.

Lấy ví dụ, hậu quả của việc nổi giận của bốn người : Ông A thì mặt đỏ, tim đập mạnh, huyết áp tăng cao vọt. Ông B lại khác, tim đập không nhanh, huyết áp không tăng nhưng dạ dày lại đau thắt lại, thậm chí chảy máu hậu thủng dạ dày. Ông C thì sinh đái tháo đường hoặc lượng đường trong máu tăng cao. Còn ông D lại hoàn toàn khác, huyết áp, tiểu đường cũng như dạ dày chẳng bị ảnh hưởng gì cả, nhưng lại phát ung thư trên một bộ phận nào đó.

Trong khoa chúng tôi có một bệnh nhân 60 tuổi. Trước kia rất khỏe mạnh, chẳng bệnh tật gì cả. Gần đây, một hôm về nhà được biết cậu con độc nhất 25 tuổi sắp cưới vợ vừa bị tai nạn giao thông, tuy không chết nhưng bánh xe đè qua cổ, làm đứt toàn bộ dây thần kinh qua cổ, khiến cho tứ chi không cử động được và đại tiểu tiện cũng không tự chủ được. Bác sĩ bảo bị “bại liệt cao vị” suốt đời không làm gì được nữa, phải có người hầu hạ, bên mình phải đeo 7 cái ống dẫn bài tiết, phí tổn chữa trị cao kinh khủng, cứ 3 ngày mất 12 ngàn đô-la. Gặp tai họa “trời giáng” đó, ông già ăn không được, uống không trôi mấy ngày liền, vào nằm Viện làm siêu âm phát hiện trên thực đạo có một khối u lớn chèn chặt cổ họng, muốn cứu sống phải lập tức mổ để cắt đi. Khi mổ lại phát hiện trong dạ dày còn hai khối u khác. Thế là sau ca đại phẫu này ông già kiệt sức và chết trước con trai đã bại liệt suốt đời.

Trong “cách mạng văn có vô số trường hợp chứng minh sự tác động tiêu của nguyên nhân bên – đến bệnh hoạn, nhưng chứng minh rằng nguyên bên trong không đóng vai trò chủ yếu sinh bệnh, nhất là với các bệnh mạn tính, nó chỉ chiếm 20%, còn 80% là do các nguyên nhân bên ngoài gây ra.

Do đó có thể điều tiết các nguyên nhân bên ngoài bằng lối sống khoa học hơn để giảm bệnh tật. Có thể khẳng định rằng : “Chìa khóa của sức khoẻ nằm trong tay mỗi chúng ta”

Và ta có thể khái quát cách khống chế nguyên nhân sinh bệnh thành bốn câu, mười sáu chữ sau :

Ăn uống hợp lý ; Vận động vừa sức ; Bỏ thuốc,  bớt rượu, Tâm thần cân bằng.

Với 16 chữ này có thể làm giảm 55% bệnh tháo đường, 33% bệnh ung thư, và trung bình kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm trở lên, mà không hề tốn thêm tiền. Cách giữ gìn sức khỏe hàng ngày thật giản đơn mà hiệu quả vố cùng to lớn.

• Trước hết “Hòn đá tảng” đầu tiên của sức khoẻ là :

ĂN UỐNG HỢP LÝ

Ai cũng cần ăn uống mới sống được. Ăn uống hợp lý làm ta không béo quá, không gây quá. Lượng mỡ trong máu không cao cũng không thấp, không đặc mà cũng không loãng.

Chế độ ăn hợp lý có thể khái quát thành 2 câu, 10 chữ:

Câu thứ nhất :

Một, Hai, Ba, Bốn, Năm

Câu thứ hai :

Đỏ, Vàng, Xanh, Trắng, Đen

“MỘT, HAI, BA, BỐN, NĂM” là gì ?

“Một” là mỗi ngày uống MỘT bịch sữa 100 ~ 200 ml. Truyền thống ẩm thực của người Á Đông chúng ta có nhiều ưu điểm. Nhưng mắc một nhược điểm lớn là thiếu cal-xi. Có đến 99% người già thiếu cal-xi dẫn đến đau, mỏi xương, càng già càng lùn thấp, dễ bị gẫy xương… Trung bình mỗi ngày mỗi người thiếu 300 mg cal-xi (tức thiếu, khoảng 1/3 nhu cầu cal-xi hàng ngày cho cơ thể)..

Người Nhật đã từng có một giải pháp rất hữu hiệu’ : “Một bịch sữa bò hàng ngày cho người Nhật vươn cao bằng dân Âu – Mỹ !” [Người Nhật xưa lùn, nay đã cao hơn xưa rõ rệt !]

Sữa bò còn giúp phát triển trí tuệ, đầu óc thông minh hơn, tăng sức đề kháng, chống các viêm nhiễm. Chính chúng tôi đã thử nghiệm tại một cô nhi viện, thu được kết quả rất tốt (người dịch lược bớt).

Cách tốt nhất là trước khi đi ngủ, uống 1 bịch sữa, 1 viên vitamin C và 1 viên vitamin B tổng hợp. Nếu chưa quen sữa tươi thì tập dần ít một, hay thay bằng sữa chua, sữa đậu nành. Nên lưu ý là hàm lượng cal-xi trong sữa đậu nành chỉ bằng ½ trong sữa bò.

Các bậc cha mẹ có điều kiện hay nuông chiều con, cho con ăn cao lương mỹ vị, nhân sâm, bỏ phẩm… đắt tiền, và đôi khi có hại nữa, thì nên thay ngay bằng cách “Một bịch sữa” này.

Hai” là thế nào ?

Là mỗi ngày chỉ ăn hạn chế HAI lạng (200 gam) chất bột.

Đây là biện pháp tốt nhất để giảm béo bệu, tức là giảm các tai biến về tim mạch.

Các nhà dinh dưỡng học đã tổng kết : Ăn “xúp” hay uống : canh đầu bữa ăn thì dáng người thon thả, nhanh nhẹn và khỏe mạnh:

Người Hoa Bắc có thói quen “cơm trước, canh sau”, còn người Hoa Nam thì “canh trước, cơm sau” nên người Hoa Nam gầy hơn nhưng chắc khoẻ hơn.

Có thể giải thích là : Uống canh trước, do phản xạ cầu não, khiến “thực dục” giảm (tức là mức độ ham ăn – háu ăn, giảm đi), sẽ ăn ít đi một phần tư (25%) mức ăn bình thường, tốc độ ăn chậm lại, và cuối cùng dạ dày khỏi bị căng quá.

Bác Hồ có thói quen : Đầu bữa ăn, uống nửa bát ăn cơm canh, cuối bữa ăn lại uống nốt nửa còn lại.(Theo ở Vũ Kỳ, thư kí của Bác) 

“Ba” là thế nào ?

Là chỉ ăn một phần BA lượng thịt và trứng ham muốn.

Không ăn thịt và trứng thì không tốt, nhưng ăn thoải mái thì rất có hại cho người cao tuổi; ăn càng nhiều thì càng chóng chết !

Còn cá lại là thức ăn rất tốt cho người cao tuổi, đặc biệt đối với nữ giới.

Ngoài cá, nên dùng nhiều đậu nành (đậu tương) và các chế phẩm của nó, để thay thế bớt cho thịt và trứng.

☆☆☆

“Bốn” nghĩa là gì ?

Là BỐN ý sau: Có thô có mềm ; Bớt ngọt bớt mặn ; Ngày BỐN, năm bữa ; Ăn khoảng Bốn phần năm của bụng (tức 70~80% thôi).

Cụ thể : Nên ăn cơm gạo lứt (còn nguyên cám), ngô bung, khoai lang luộc. Mỗi tuần ăn một, hai bữa cháo. Hàng ngày ăn thêm một, hai bữa phụ (ngoài 3 bữa chính). Đông, Tây, Cổ, Kim, có hàng trăm cách dưỡng lão, nhưng đều thống nhất cách tốt nhất là thường xuyên thực hiện “chế độ ăn hàm nhiệt lượng thấp” ! Hay nói cách khác là chế độ ăn 70~80%, tức là đặt chén xuống khi vẫn còn muốn ăn thêm chút ít nữa.

Tại Mỹ quốc, đã thí nghiệm trên hai nhóm khỉ, kết quả chứng minh rất rõ điều này (lược bớt).

Và họ khuyên người cao tuổi thực hiện hai điều : 

1.Không ăn thật no hay quá no.

2. Nên đi bộ khi lên gác, hạn chế dùng thang máy để giảm thiểu các bệnh tháo đường, nhồi máu cơ tim, xơ cứng động mạch, cao huyết áp,

✰✰✰

“Năm” nghĩa là gì ?

Là mỗi ngày ăn chừng NĂM lạng (500 gam) rau xanh và quả chín.

Năm lạng rau quả mỗi ngày gồm 4 lạng (400 gam) rau xanh và một lạng (100 gam) quả chín.

Bệnh đau đớn nhất trên đời là thời kỳ cuối bệnh ung thư. Ăn nhiều rau quả tươi có thể giảm được 50% bệnh ung thư.

“ĐỎ, VÀNG, XANH, TRẮNG, ĐEN” là gì ?

“Đỏ” Là mỗi ngày ăn một quả cà chua chín, đặc biệt rất tốt với nam giới cao tuổi. Bởi vì chỉ cần một quả cà chua chín mỗi ngày cũng phòng tránh được tới 50% các bệnh về tuyến tiền liệt (u xơ hay phì đại và ung thư). Khoai lang nghệ cũng có tác dụng tương tự. Rượu nho đỏ, rượu nếp cẩm (có mầu đỏ tím) uống mỗi ngày 50 ~ 100ml có thể phòng xơ cứng động mạch, nhưng uống quá liều lượng thì không nên.

Nếu ai tính tình trầm mặc, hay phiền muộn thì nên ăn mỗi ngày một quả ớt chín đỏ cũng rất tốt, nhưng không nên ăn thứ ớt quá cay.

“Vàng” là gì ?

Là các quả, củ có màu vàng.

Giá trị dinh dưỡng các món ăn của người Trung Hoa rất phong phú, tuy nhiên còn thiếu Calcium và Vitamin A.

Thiếu hai chất này người già thường đau xương, mờ mắt,… trẻ nhỏ thường cảm mạo, sốt cao, viêm Amiđan,

Vitamin A có nhiều trong cà-rốt, dưa hấu, khoai lang nghệ, bí đỏ, ngô hạt, ớt đỏ, hay nói chung các rau quả có màu vàng, màu đỏ”.

“Xanh” là gì ?

Là chè xanh. Chúng ta uống nhiều loại trà. Nhưng cần nhấn mạnh : Chè xanh là tốt nhất, nhất là chè tươi lại càng tốt. Nhưng cũng chớ uống quá nhiều và quá đậm đặc.

“Trắng” là gì ?

Là bột yến mạch, bột được nghiền ra từ lúa yến mạch.

Bà cựu thủ tướng nước Anh Thatcher bị bệnh lượng mỡ trong máu cao nhưng không dùng thuốc ; sáng nào cũng ăn cháo yến mạch hoặc bánh làm bằng bột yến mạch.

Tiên sinh Trần Lập Phu năm nay 101 tuổi cũng vậy.

Cán bộ nghỉ hưu ở Bắc Kinh đang có phong trào sáng ăn cháo, ăn bánh làm bằng bột yến mạch và vì vậy thị trường đã xuất hiện nhiều loại bột yến mạch giả hiệu của bọn hám tiền tung ra.

“Đen” là gì ? Đó là mộc nhĩ.

Người Mỹ rất ca ngợi giá trị phòng bệnh cho người già của mộc nhĩ. Họ ngẫu nhiên phát hiện ra khi ăn món có mộc nhĩ trong cửa hàng của Hoa kiều ở nước Mỹ.

Các công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc đã khẳng định: ăn mộc nhĩ làm giảm độ dính của máu, do đó ngăn chặn được tắc mạch hoặc vỡ mạch ở người huyết áp cao, hạn chế được tai biến nhồi máu cơ tim.

Ở mức bình thường, mộc nhĩ giúp máu lưu thông toàn thân và lên não đầy đủ hơn, nên duy trì được trí nhớ tốt, vận hành các giác quan, các bộ phận của cơ thể tốt hơn. Ăn mộc nhĩ mỗi ngày 5 ~ 10 gam dưới hình thức xào với rau hay nấu canh, quả thật là rất tốt.

Có một chủ khách sạn người Đài Loan rất giàu, bị nhồi máu cơ tim rất nặng. Hầu hết các mạch máu chính đều nghẽn. Bệnh viện chúng tôi đành gửi ông qua Mỹ Quốc để 19 lắp mạch máu nhân tạo. Bệnh viện Mỹ bảo họ đang còn quá nhiều bệnh nhân xếp hàng nên hẹn một tháng rưỡi sau hãy sang điều trị. Sau đúng một tháng rưỡi, khi sang Mỹ Quốc, các bác sĩ kiểm tra, soi, chụp nhiều lần và rất đỗi ngạc nhiên báo cho bệnh nhân biết “Ông không có bệnh ! Các mạch chủ đều thông ! Chẳng cần lắp mạch nhân tạo nữa.! Ông về đi !”

Khi ổng đến thăm, chúng tôi hỏi : Làm sao lại có kết quả kì lạ vậy ? Ông cho biết trong thời gian chờ đợi, có dùng một đơn thuốc :

* 10g mộc nhĩ ;

* 50g thịt nạc;

* 5 quả táo tầu ;

* 3 lát gừng.”

Để 6 bát nước, sắc nhữ thuốc bắc đến khi còn 2 bát. Thêm vào tí muối và tí mì chính rồi ăn như canh. Mỗi ngày một lần. Dùng liên tục trong 45 ngày.

Chỉ có vậy thôi ! Đơn giản quá ! Hữu hiệu quá !

TÓM LẠI :

Ăn mộc nhĩ đen, mỗi ngày 5 – 10 gam, có tác dụng làm tan lượng mỡ và cặn bã trong máu, làm cho máu lưu thông dễ dàng trong mạch, cho nên phòng và chữa được nhiều bệnh nan y về tim mạch. 

Có thể chú ý thêm các thực phẩm có mầu đen như:

Đậu đen (nhuận trường, chữa trĩ rất tốt),

Vùng đen (chữa đau lưng,

phòng lú lẫn rất tốt

Nếp cẩm (tím đen),

Táo tầu (táo khô, đen),

Tam thất (đen như tâm thất),

Thịt gà đen (gà ngũ trảo – 5 ngón chân, lông trắng, thịt đen), …- cũng đều là những thức ăn bổ dưỡng cho người cao tuổi, người ốm, sản phụ, nên dùng thường xuyên, vì rất có lợi.

“Hòn đá tảng” thứ hai của sức khoẻ là

VẬN ĐỘNG VỪA SỨC.

Vận động là một yếu tố vô cùng quan trọng của sức khoẻ. Hippocrat, sư tổ của nền y học phương Tây cách đây 2400 năm đã nói một câu còn được lưu truyền đến nay “Ánh nắng mặt trời, Không khí, Nước và Sự Vận động là nguồn gốc của sự sống và sức khoẻ !” Ai muốn sống và khoẻ mạnh đều không thể thiếu 1 thứ nào trong 4 thứ đó.

Trên một sườn núi ở Hy Lap, quê hương của phong trào Olempic có khắc câu :

Anh muốn khoẻ mạnh,

Hãy chạy và đi bộ !

“Anh muốn thông minh,

Hãy chạy và đi bộ !

“Anh muốn dáng hình đẹp,

Hãy tập chạy và đi bộ !”

Đi bộ là phương pháp tập luyện tốt nhất cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với người cao tuổi.

Xin nhấn mạnh một khía cạnh : Xơ cứng động mạnh là hiện tượng phổ biến ở người cao tuổi, nhưng nó không chỉ có một chiều, mà là một quá trình biến đổi hai chiều, nghĩa là từ mềm biến cứng, đồng thời từ cứng trở lại mềm.

Khoa học đã tổng kết : “Đi bộ” là cách tập luyện tốt nhất làm cho động mạch từ cứng trở lại thành mềm, đồng thời làm giảm lượng mỡ và các cặn bã trong máu.

Các môn thể thao có thể gây nguy hiểm nếu vận động quá sức; nhưng “đi bộ” chỉ tăng từ từ, dễ khống chế, dễ điều chỉnh.

Vì vậy “đi bộ” là môn luyện tập thích hợp nhất cho người già, nhất là những ai đã mắc bệnh tim mạch.

Nhưng “đi bộ” thế nào cho tốt nhất ?

Có thể gói gọn trong 3 từ Ba, Năm, Bảy!

“Ba” là gì ? Là mỗi lần đi trên Ba km. Thời gian tập trên Ba mươi phút.

“Năm” là gì ? Là mỗi tuần đi bộ trên Năm lần. 

 “Bảy” là gì ? Là thước đo liều lượng đi bộ “vừa sức”, nếu quá sẽ có hại. Kiểm tra liều lượng đó bằng cách đếm nhịp đập của tim trong một phút sau khi đi bộ, cộng với số tuổi phải bằng con số một Bảy mươi (170). Ví dụ : Tôi 60 tuổi, thì nhịp đập sau khi đi, thích hợp với tôi nhất là 110 lần/phút. Nếu quá 110 thì là tập quá sức. Còn dưới 110 coi như chưa đủ, nên tăng tốc độ hay thêm thời gian”.

Theo số liệu của các đồng nghiệp của tác giả thì nhóm kiên trì tập đi bộ hàng ngày trung bình 1,2 km đã giảm được 60% bệnh nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não. Tác giả còn nêu tên nhiều nhân vật TQ còn sống và có tiếng là trường thọ, để chứng minh tính ưu việt của biện pháp “đi bộ” nếu kiên trì tập luyện hàng ngày và đi đến kết luận:

Vận động có thể thay thế được thuốc, nhưng thuốc không thay thế được vận động. Và cách vận động lý tưởng nhất là “Đi bộ”

Ngoài “Đi Bộ” còn phải kể đến bài “Thái Cực Quyền” cũng là một loại vận động thích hợp cho người cao tuổi.

“Thái Cực Quyền” có đặc điểm là “trong nhu có cương”,

 Có nhiều cách kiểm tra mức độ luyện tập hợp lý, nhưng cách này đơn giản và dễ thực hiện nhất.

“âm dương kết hợp” nên cải thiện được hệ thần kinh, nâng cao được công năng cân bằng trong vận động cơ thể, giúp người già không bị ngã khi đi lại do gân cốt đã mềm yếu, phản xạ đã chậm chạp.

Người Phương Tây hết sức khâm phục trí tuệ dưỡng sinh uyên thâm của người Phương Đông qua bài Thái Thực Quyền này. Người Mỹ đã tiến hành nhiều khảo nghiệm khoa học để đánh giá, khẳng định Thái Thực Quyền là một báu vật về dưỡng sinh của người Trung Hoa (lược bớt).

Tất nhiên, luyện Thái Thực Quyền [hoặc luyện “Thiền Hành”- vừa đi vừa thiền] cần phải được hướng dẫn công phu hơn nhiều, còn Đi Bộ, kể cả “Đi bộ Khí công”, rất dễ thực hành đối với tất cả mọi người.

“Hòn đá tảng” thứ ba của sức khoẻ là :

BỎ HÚT THUỐC LÁ & BỚT UỐNG RƯỢU

Vấn đề này thiết nghĩ không cần phải nói thêm.

“Hòn đá tảng” thứ tư của sức khoẻ là

TÂM LÝ CÂN BẰNG

Chúng tôi muốn được trao đổi nhiều về vấn đề này vì nó là biện pháp chủ yếu nhất giúp ta giữ gìn sức khoẻ trong bối cảnh môi trường sống hiện nay.

Thăm hỏi các cụ trường thọ, trên dưới một trăm tuổi về nguyên nhân sống lâu thì tất cả đều nhất trí là nhờ tinh thần cởi mở, yêu đờitính cách hướng thiện, rộng lượng.

Ngoài ra tất cả đều cần cù lao động, chăm chỉ vận động tuỳ theo sức mình; không thấy một ai là người lười biếng cả.

Tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều đến phát sinh và phát triển các bệnh tim mạch.

Lấy ví dụ về bệnh xơ cứng động mạch : Bình thường từ trên 40 tuổi là động mạch hẹp

dần lại độ 1% đến 2% mỗ năm. Nếu thêm tác hại của thuốc lá hoặc cao huyết áp hàm lượng mỡ trong máu cao, thì 4% đến 5% mỗi năm.

Nhưng nếu có tính nóng nẩy hay tức giận thì có thể trong vài phút mạch máu bị thu hẹp lại hoàn toàn dẫn đến tắc mạch mà tử vong. Tâm trạng căng thẳng đáng sợ như vậy đấy 

Cần thực hiện bốn câu : 

Thanh thản với quá khứ

Chớ câu nệ gì hiện tại

vui sống với hiện có

Lạc quan tin tưởng tương lai

Hạnh Phúc bao gồm nhiều mặt và không có tiêu chuẩn định mức. Không phải chỉ nhà to, tiền nhiều mới hạnh phúc. Mà có sức khoẻ khá so với tuổi, con cháu hiếu thảo, vợ chồng chăm sóc nhau, bạn bè thân mật tận  tình đều là những thứ hạnh phúc lớn lao, quý giá có nhiều trường hợp không dễ có được còn quý hơn những điều kiên vật chất nhiều. Cần giữ cho mình ba niềm vui chân chính

* Vui vì giúp ích được cho người khác;

* Vui vì có được hiểu biết như hiện nay;

* Vui vì đã được đãi ngộ vật chất, tinh thần như hiện có 

Mỗi người mỗi nhà, mỗi nhà mỗi cảnh ; Vui buồn, May rủi, Sướng khổ, Ly hợp, … đều là nhất thời, chưa bao giờ cố định cả. Nếu biết sống lương thiện, chấp nhận khách quan : “tạm đủ” trong thực tại, sẽ cảm thấy luôn nhẹ nhõm, thanh thản tâm hồn và tất nhiên sẽ có ảnh hưởng tích cực tới sức khoẻ.

Cần khẳng định bốn điểm “nhất” sau đây:

* Chính Mình là thầy thuốc tốt nhất cho mình

* Đi Bộ là cách rèn luyện thân thể tiện lợi nhất

* Thời Gian là liều thuốc trị bệnh tốt nhất

* Thanh Thản là tâm trạng tốt nhất cho sức khoẻ/

Tại sao nói “Thời Gian là liều thuốc trị bệnh tốt nhất ?

Vì nếu được phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng lớn, càng nhanh, càng bớt tốn kém và không sợ “biến chứng” hay “tai biến” bất ngờ !

Còn 3 cái “nhất” kia, thiết nghĩ không cần nói thêm nữa.

Cuối cùng xin gói bằng bốn ý sau :

Một “trung tâm” 

Hai “một chút” 

Ba “niềm vui”

Tám ”lưu ý”

Một “TRUNG TÂM

Tức là người cao tuổi phải coi sức khỏe là trung tâm. Có sức khỏe là có tất cả, thiếu sức khoẻ thì mọi ý tưởng dù hay đến mấy đều vô ích mà thôi.

Hai “MỘT CHÚT”:

Một chút THOẢI MÁI

Với người cao tuổi cần được tùy nghi, không gò bó, không cứng nhắc; cần rộng lượng chớ hẹp hòi, ti tiện; cần tự nhiên, thành thật, đừng giả dối, khách sáo, “đóng kịch”.

Một chút HỒ ĐỒ

Với người cao tuổi, quỹ thời gian không còn như thanh niên để cái gì cũng tìm hiểu cặn kẽ. Lĩnh vực nào đã sâu, thì cứ việc đào sâu thoải mái, còn đại khái, có chút phớt lờ những chi tiết, không thể quan tâm tỉ mỉ như khi trẻ tuổi. Chỉ cần tỉnh táo, giữ nguyên tắc với đại sự.

• Ba “NIỀM VUI” đã nói trên

– Lấy việc giúp người làm vui

– Lấy việc được hiểu biết

– Luôn luôn Vừa lòng với cuộc sống hiện tại

• Tám “LƯU Ý

gồm Bốn “Nguyên tắc và Bốn “Tốt nhất Bốn “NGUYÊN TẮC” đã nói ở trên 

Ăn uống hợp lý

 Vân động vừa phải

 Bỏ thuốc lá, bớt rượu 

Tâm thần cân bằng

Bốn “TỐT NHẤT”

• Thầy thuốc tốt nhất là Bản thân mình

• Thuốc tôt nhất là Thời gian

• Tinh tình tốt nhất Thanh thản

Vận động tốt nhất là Đi Bộ

Nếu biết sống theo cách này thì bệnh tật sẽ ít, thể khoẻ mạnh đến 120 tuổi vui vẻ hưởng thụ những ng hiện tại. Khoẻ mạnh làm mình hạnh phúc, gia đình con sung sướng, xã hội hãnh diện có được nhiều   người trường thọ ./.

“HẠT GẤC NƯỚNG” TỐT NGANG “MẬT GẤU”

Nên nướng hạt gấc bằng cặp nướng chả. Lật đi lật lại sao cho nửa vỏ hạt bên ngoài cháy thành than, nửa vỏ bên trong và nhân có màu vàng, chưa thành than. Cho vào cối giã nhỏ. Đựng vào chai, cho rượu vào ngâm, dùng được ngay. Tuỳ bệnh mỗi lần xoa bóp từ 1 đến 15cc.

Chữa quai bị rất mau khỏi. Chữa sưng, dập nát phần mềm bằng xoa bóp rất tốt. Chữa được cả viêm họng. Bôi vết rệp cắn, muỗi đốt đều nhanh khỏi.

Nguyễn Hồng (Thị xã Bắc Ninh) ( Phụ nữ VN số 25 (1568) ngày 19-6-1995)

HẠT GẤC MÀI

CHỮA VIÊM TUYẾN VÚ, SƯNG TẤY, Phụ nữ sau khi đẻ, dễ bị viêm tuyến vú do tắc sữa và nhiễm khuẩn. Có khi do nhiều sữa mà lại nịt vú quá chặt. Thường sốt cao, vú sưng, nóng và cứng.

Chỉ cần lấy hạt gấc, bỏ lớp vỏ đen cứng, lấy nhân mài vào vành tròn nhám ở đĩa hoặc bát đàn có nửa thìa rượu, sẽ được một thứ hồ quánh màu trắng. Lấy hồ đó bôi lên chỗ sưng cứng. Bôi đến đâu dễ chịu đến đó. Nếu chưa hết đau, sau một giờ lại mài gấc hoà rượu bôi tiếp. Chỉ 3 lần là khỏi hån.

Các vết sưng tấy do va đập mạnh, kẹp tay, chân vào khe cửa, vấp ngã trẹo chân,… bôi hạt gấc mài rượu đều khỏi. ó điều hạt gấc mài không thể là quá khô. Hạt khô thì nướng giã nát rồi ngâm rượu như cách làm mà ông Nguyễn ông ở thị xã Bắc Ninh hướng dẫn.

Theo Trang Thanh Báo phụ nữ VN số 3 (1647)

MÀNG HẠT GẤC
PHÒNG CHỐNG UNG THƯ, LÀM ĐEN TÓC, TIÊU HOÁ TỐT (vì có a xit amin : leunion) Lấy toàn bộ hạt gấc trong một quả, cho vài thìa đường, đun cách thủy rồi ăn hết các màng ở hạt.