ÂM LĂNG TUYỀN

Tên Huyệt:

  • Huyệt nằm ở chỗ lõm (giống như con suối nhỏ = tuyền) ở dưới đầu xương chầy (giống hình cái gò mả = lăng), ở mặt trong chân (Âm) vì vậy gọi là Âm Lăng Tuyền.

Tên Khác:

  • Âm Chi Lăng Tuyền, Âm Lăng.

Xuất Xứ:

  • Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).

Đặc Tính:

  • Huyệt thứ 9 của kinh Tỳ.
  • Huyệt Hợp, thuộc hành Thuỷ .

Vị Trí:

  • Ở chỗ lõm làm thành bởi bờ sau trong đầu trên xương
  • Chày với đường ngang qua nơi lồi cao nhất của cơ cẳng chân trước xương chày, ở mặt trong đầu gối.
  • Dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất, đó là huyệt.

Giải Phẫu:

  • Dưới da là bờ sau-trong và mặt sau đầu xương chầy, chỗ bám của cơ kheo, dưới chỗ bám của cơ bán mạc, mặt trước cơ sinh đôi trong.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau và nhánh của dây thần kinh hông kheo.
  • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.

Tác Dụng:

  • Điều vận trung tiêu, hóa thấp trệ, điều hòa bàng quang.

Chủ Trị:

  • Trị khớp gối viêm, kinh nguyệt không đều, ruột viêm, di tinh, cổ trướng, tiểu không thông, tiểu dầm.

Châm Cứu:

  • Châm thẳng (theo mé bờ sau xương ống chân), sâu 1-2 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.

Tham Khảo:

  • (”Bệnh ở phía trên và trong cơ thể (thuộc về tạng) phải thủ huyệt Âm Lăng Tuyền” (LKhu 1, 127).
  • (“Nhiệt bệnh, rốn đau kịch liệt, lan lên ngực và hông sườn đau nhói, châm Dũng Tuyền + Âm Lăng Tuyền“ (LKhu.23, 29).