a- Triệu chứng:
- Qua những thời kỳ huyết áp cao rồi thấp dần hoặc tự nhiên tụt xuống, thần sắc ủ rũ, chân tay lạnh, mệt lả, mach trầm vi, nguyên khí suy nhược.
b- Lý:
- Dùng thanh, tả quá nhiều để hạ áp, làm cho âm dương khí quá suy nhược, châm âm hư tổn.
c- Pháp:
- Dương hư thì hồi dương cố thoát, âm hư thì bổ âm liễm dương.
d- Phương huyệt:
- Đản trung
- Thần khuyết
- Khí hải
- Quan nguyên
Nếu âm hư thì
- Trung cực
- Tam âm giao
- Dũng tuyền
Tên Huyệt: Trương-Chí-Thông, khi chú giải thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2) cho rằng: “Nước suối (tuyền Thuỷ ) ở dưới đất là cái sở sinh của Thiên nhất sinh ra, vì vậy nên mới đưa vào nơi bắt đầu xuất ra của kinh Thiếu âm (Thận) và gọi là Dũng Tuyền”. Tên Khác: Địa Cù, Địa Vệ, Địa Xung, Quế Tâm, Quyết Tâm. Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2). Đặc Tính: + Huyệt thứ 1 của kinh Thận. + Huyệt Tỉnh, thuộc hành Mộc. + Huyệt Tả của kinh Thận. + Một trong nhóm ‘Hồi Dương Cửu Châm’, có tác dụng... More
e- Giải thích cách dùng huyệt:
- Cứu, bấm, xoa nóng các huyệt trên là để hồi dương cố thoát đều cứu cho đến khi người ấm mới thôi, Ba huyệt dưới là để bổ âm liễm dương nếu dương hư nhiều thì cứu huyệt hồi dương và châm bổ huyệt dương không hành châm mà để lâu trong khi cứu, âm hư thì cứu hoặc châm bổ, cần theo dõi mạch và đo huyết áp nếu thấy lên dần là tốt, đột ngột là xâu, cần thì chuyển cấp cứu.