BỆNH BẠI LIỆT

a- Triệu chứng:

  • Thường sau 1 cơn sốt, bệnh nhân thấy tay chân không cử động được, đi đứng, cầm lấy khó khăn, có khi cả bên trái và bên phải đểu liệt, có khi chỉ một bên.

b- Lý:

  • Phong nhiệt di chứng

c- Pháp:

  • Trừ phong nhiệt thông kinh lạc tráng, cân cốt cơ nhục.

d- Phương huyệt:

Trị liệt chi trên

  1. Thiên ứng
  2. Đại chữ
  3. Phong môn
  4. Thân trụ
  5. Trung chữ
  6. Thiếu dương

Dùng thường xuyên huyệt số 1, 2, 4, 6. Huyệt số 6 châm trước tiên rồi mới châm các huyệt khác.

đ- Gia giảm:

  • Liệt cả chi, thêm Thiếu thương, Nội quan, Khúc trạch
  • Liệt cánh tay, thêm: Xích trạch, Kiên ngung.
  • Liệt cẳng tay, thêm: Tiểu hải, Đại lăng
  • Lê bàn tay, thêm: Tam gian

Trị liệt ở chi dưới

  1. Ấn bạch
  2. Thiên ứng
  3. Mệnh môn
  4. Phong thị
  5. Thận du
  6. Đại tràng du
  7. Dương quang

Dùng thường xuyên các huyệt số 1, 3, 4, 2.

Chú ý: Châm huyệt Ẩn bạch trước rồi mới châm các huyệt khác,

  • Liệt ở đùi, thêm Hoàn khiêu, Huyết hải
  • Liệt ở cẳng chân, thêm túc tam lý, Thái khê
  • Liệt ở bàn chân, thêm Giải khê, Thái xung, Ẩn bạch (huyệt nay châm từ đầu)
  • Liệt cơ chi dưới thêm Dương lăng tuyền, Tam âm giao, Thái khê

Chú ý:

  • Nếu nhiệt quắp vào vì kinh âm mạnh châm tả Thiên ứng thuộc kinh âm ở trong rồi bổ kinh dương ở ngoài cho kéo về vị trí cũ bình thường.
  • Nếu liệt vành ra vì khi kinh dương mạnh, châm bổ Thiên ứng thuộc kinh âm ở trong rồi tả kinh dương ở ngoái cho kéo về vị trí cũ bình thường.
  • Mỗi lần châm dùng độ 4, 5 huyệt ở kinh âm, ở kinh dương và khi làm thủ thuật dẫn khí phải làm cho cảm giác đắc khí ở huyệt thuộc kinh âm đi lên và ở huyệt thuộc kinh dương, cảm giác phải dẫn xuống để âm dương giao hòa thì bệnh này sẽ chóng lành hơn.
  • Bệnh mới mắc chữa chóng khỏi. Đặc biệt là bại liệt ở trẻ em bị di chứng viêm não để lâu khó trị, teo cơ, liệt nhũn, sai khớp càng khó hồi phục.
  • Ngón tay, ngón chân xòe ra hay co cụp thêm Bát phong.

e- Giải thích cách dùng huyệt:

  • Khi bệnh còn mới có hiện tượng phong nhiệt, tả Phong môn (chi trên), Phong thị (chi dưới) để trừ phong, hoặc người yếu thì không nên dùng liên tiếp (chỉ dùng xen kẽ châm bổ và cứu).
  • Chú ý huyệt. Thiên ứng, ở bệnh này có tầm quan trọng đặc biệt nên phải tìm cho thật chính xác.
  • Đại trữ bổ xương, Dương lăng bổ gân, Tam âm giao bỏ tỳ sinh cơ nhục, Túc tam lý thuộc kinh dương minh làm mạnh tôn cân.
  • Phải biện chứng yếu mặt nào bổ mặt ấy (cơ nhục teo dụng Tam âm giao, Công tôn, gân yếu trọng dụng Dương lăng tuyền, Túc tam lý…)
  • Bát phong, Bát tà chỉ châm ở những khe ngón bên có bệnh, không nên châm cả 8 huyệt.
  • Khi bệnh đã đỡ nhiều, phải bổ huyết, bổ âm là chính hoặc cảbổ khí, bổ dương.
  • Xoa bóp: Xoa bóp, ấn điểm có vai trò quan trọng trong phục hồi chức năng vận động, tăng cường sức khỏe, Thầy làm và hướng dẫn người nhà bệnh nhân làm kết hợp.