a- Triệu chứng:
- Người mệt mỏi, đau đầu, trí nhớ giảm sút, nóng ruột, bồi hồi, đứng ngồi không yên, buồn phiền, dễ xúc động. Bệnh này thường thấy ở người suy nghĩ quá mức.
b- Lý: Theo đông y tâm là chủ:
- Tâm tốt thì tinh thần sáng suốt, thông minh, Tâm bị khiếp sợ kích thích căng thẳng không tàng được thần thì sinh các bệnh. Như vậy rất phù hợp với lý thuyết hoạt động của thần kinh cao cấp và cũng phù hợp với các bệnh mà Tây y gọi là bệnh suy nhược thần kinh.
c- Pháp:
- Chấn tâm an thần, định trí, thông tâm, giao thận.
d- Phương huyệt:
- Thiên ứng (bổ)
- Bách hội (bổ)
- Tứ thần thông (bổ)
- Thần môn ( tả)
- Phục lưu
Tên Huyệt: Mạch khí của kinh Thận khi đến huyệt Thái Khê thì đi thẳng lên rồi quay trở về phía sau mắt cá chân trong 2 thốn và lưu ở đấy, vì vậy gọi là Phục Lưu (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Ngoại Du, Ngoại Mạng, Ngoại Mệnh, Phục Bạch, Xương Dương. Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LK2). Đặc Tính: + Huyệt thứ 7 của kinh Thận. + Huyệt Kinh, thuộc hành Kim, huyệt Bổ. Vị Trí: Giữa mắt cá chân trong và gân gót (huyệt Thái Khê (Th.3) đo thẳng lên 2 thốn, trong khe của mặt... More (bổ)
- Thái xung (bình)
- Nội quan
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng trị bệnh ở ngực, Tâm, Vị...lại nằm ở khe mạch ở tay, vì vậy gọi là Nội Quan (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10). Đặc Tính: + Huyệt thứ 6 của kinh Tâm bào. + Huyệt Lạc. + Huyệt giao hội với Âm Duy Mạch. + Một trong Lục Tổng huyệt trị vùng ngực. Vị Trí: Trên cổ tay 2 thốn, dưới huyệt Gian Sử 1 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé. Giải Phẫu: Dưới da là khe giữa gân cơ gan tay lớn, gân cơ... More
e- Giải thích cách dùng huyệt:
- Bổ Bách hội và 4 huyệt Thần thông để bổ não và cường tráng tinh thần, Thần môn là huyệt của tâm để thanh tam an thần, tâm được thanh thì hỏa dẫn xuống làm cho ổn thận.
- Bổ phục lưu
Tên Huyệt: Mạch khí của kinh Thận khi đến huyệt Thái Khê thì đi thẳng lên rồi quay trở về phía sau mắt cá chân trong 2 thốn và lưu ở đấy, vì vậy gọi là Phục Lưu (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Ngoại Du, Ngoại Mạng, Ngoại Mệnh, Phục Bạch, Xương Dương. Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LK2). Đặc Tính: + Huyệt thứ 7 của kinh Thận. + Huyệt Kinh, thuộc hành Kim, huyệt Bổ. Vị Trí: Giữa mắt cá chân trong và gân gót (huyệt Thái Khê (Th.3) đo thẳng lên 2 thốn, trong khe của mặt... More là huyệt mẹ để chữa thận hư làm cho thận thủy cường tráng lại đưa lên giáng tâm hỏa cho tâm thận giao thông.
- Thái xung để bình can giải uất, giải được bớt lo buồn tức giận cho thần kinh dung hòa ổn định.
- Nội quan
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng trị bệnh ở ngực, Tâm, Vị...lại nằm ở khe mạch ở tay, vì vậy gọi là Nội Quan (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10). Đặc Tính: + Huyệt thứ 6 của kinh Tâm bào. + Huyệt Lạc. + Huyệt giao hội với Âm Duy Mạch. + Một trong Lục Tổng huyệt trị vùng ngực. Vị Trí: Trên cổ tay 2 thốn, dưới huyệt Gian Sử 1 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé. Giải Phẫu: Dưới da là khe giữa gân cơ gan tay lớn, gân cơ... More thông lợi lồng ngực dễ thở khoan khoái.
Xoa bóp: Theo kinh nghiệm điều trị ngoài ấn, bấm, điểm các huyệt trên chúng tôi thường xoa, xát, day, vờn, vỗ toàn thân rất nhẹ, bệnh nhân ngủ dễ, ăn thấy ngon miệng ngay.
Chú ý: Tứ thần thông là 4 huyệt chính, huyệt Bách hội một thốn ở 4 phía chỗ lõm, cùng cả huyệt Bách hội gọi là Ngũ hoa huyệt.