Cảm nắng và trúng nắng (cảm thử & trúng thử)

a- Triệu chứng:

  • Cảm nắng: Nhức đầu, chóng mặt, ghê rét, phát sốt, khát, chân tay hơi lạnh, hơi co cứng, đái đỏ, lưỡi đỏ, mạnh phù hư.
  • Trúng nắng: Bị trúng đột ngột, mặt đỏ, nóng sốt, đổ mồ hôi nhiều, thở dốc, mồm khô, miệng khát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, mạch hồng hoạt sác hoặc hồng nhu. Nặng có thể mê man bất tỉnh.

b- Lý: Chính khí hư bị thử là cảm trúng

c- Pháp:

  • Cảm nắng thanh thử giải biểu
  • Trúng nắng giải thử thanh nhiệt

đ- Phương huyệt:

1- Chữa cảm nắng

  • Đại chuỳ (bổ)
  • Ngoại quan (tả)
  • Hợp cốc (tả)
  • Khúc trì (tả)
  • Nội quan (tả)
  • Phục lưu (bổ)

2- Chữa trúng nắng:

  • Hợp cốc (tả)
  • Thiếu thương (tả)
  • Quan xung (xuất huyết)
  • Trung trữ (tả)
  • Kim tân Ngọc dịch

đ- Gia giảm:

Khi bị cảm nắng, bị đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, chân tay lạnh, mạch trầm thử tà vào sâu sắp thành “Thử quyết”. Châm bổ: Thiên khu, Nội quan, Túc tam lý ,cứu Trung quản, Quan nguyên

  • Khi bị cảm nắng mà có sốt, ghê rét nên dùng bài cảm mạo trước, sau mới châm theo bài chữa cảm nắng.
  • Khi bị trúng nắng bất tỉnh châm theo bài cấp cứu hôn mê bất tỉnh, tuỳ chứng mà chọn huyệt.

e- Giải thích cách dùng huyệt:

  • Khi bị cảm nắng, có biểu chứng Đại chuỳ, Ngoại quan, Hợp cốc để giải cảm, thêm Khúc trì để hạ nhiệt, Nội quan để thanh nội nhiệt. Bổ phục lưu để bổ thuỷ giảng hoả cho tốt, lâu dài về sau.
  • Khi sắp trở thành thử quyết, bổ Thiên khu để trị ỉa chảy, Nội quan để hết nôn mửa, Túc tam lý để điều hoà tràng vị, cứu Trung quản, Quan nguyên để ôn trung trừ hàn thấp cho hết ỉa chảy và đau bụng.
  • Khi bị trúng nắng, tả Hợp cốc, xuất huyết thiếu thương Quan xung để thanh nhiệt, giải thử, khai khiếu, thích ra máu, nhẹ Kim tân ngọc dịch để giải thử hết khát, tả Trung chữ để thanh lợi thấp nhiệt ở Tam tiêm cho huyệt hết thử tà, sức khoẻ chóng trở lại.

XB: Phòng bệnh và chữa bệnh khi ở giai đoạn cuối, bấm, day, ấn các huyệt trên 3 – 9 lần/ngày. Điểm huyệt khi bất tỉnh, đánh cảm trán, đầu, lưng.