HO GÀ

a-Triệu chứng:

  • Thường gặp ở trẻ em có tính truyền nhiễm rất rộng.Bệnh cứ dai dẳng lâu khỏi nên còn gọi là “ho trăm ngày”.

b-Lý:

  • Ngoại tà hoặc khí bất chính cảm nhiễm vào phế

c-Pháp:

  • Thanh nhiệt,thông phế,chỉ khái.

d-Phương huyệt:

  1. Xích trạng (tả)
  2. Ngư tế (tả)

cả hai huyệt dùng thường xuyên.

đ-Gia giảm:

  • Có phù mặt,nặng mặt thêm Hợp cốc.
  • Có ho ra máu thêm Khổng tối.
  • Mắt đỏ dày về phía đầu mắt thêm Tinh minh.
  • Mắt đỏ nhiều dày về phía đuôi mắt,thêm Đồng tử liêu.
  • Nếu có đờm rãi nhiều thêm Phong long.
  • Châm Tinh minh,hướng mũi kim về phía mũi.
  • Châm Đồng tử liêu,hướng mũi kim về phía Thái dương.

e-Giải thích cách dùng huyệt:

  • Xích trạch là Hợp huyệt của kinh phế,có tác dụng điều hoà và sơ thông phế khí cho khỏi ho,dễ thở.
  • Ngư tế để thanh nhiệt tả phế,giảm ho.
  • Đã dùng phương pháp này để chống dịch ho gà tại xã Dương Quang,huyện Mỹ Hào;xã ái quốc huyện Tiên Lữ,tỉnh Hưng Yên kết quả tốt.
  • Xoa bóp: ấn, xoa,bóp khi bệnh dịu,xoa xát,vùng lưng trên,và vùng ngực.